Ông già Noel, cô tiên, ông bụt là có thật
Đây chắc chắn là một lời nói dối bố mẹ nên nói với con. Bởi vì, với trẻ con, sự có mặt của những nhân vật thần kỳ trên thế giới này làm cho chúng tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Khi trẻ nghĩ những nhân vật cổ tích là có thật, bố mẹ sẽ tận dụng để giúp con ứng xử ngoan hơn. Ví dụ như “Con ăn hết cơm thì ông già noel sẽ đến tặng quà cho con vào giáng sinh”. Sau khi lớn lên, lời nói dối của bạn được bé phát hiện ra nhưng bé biết rằng mình đã có một ký ức đẹp, không thể nào quên.
Nếu không ăn rau, con sẽ biến thành con cóc xấu xí
Đôi khi bạn phải nói điều này, bởi vì bạn không thể làm cho con thích một số món mà bạn cho là tốt cho bé. Bạn muốn con mình cần được ăn uống đủ chất. Vậy thì hãy nói dối để “lợi cả đôi bên”.
Bố và mẹ đang vật nhau xem ai sẽ thắng
Nếu bố mẹ đang ái ân mà bị con bắt gặp, không còn cách nào khác, bố mẹ phải xử lý nhanh tình huống này. Bố mẹ hãy nói dối con “Bố mẹ đang thi vật nhau” để đánh lạc hướng con trước.
Nên tránh hết sức khoảnh khắc bối rối này bằng cách đưa ra các giới hạn. Ví dụ: Con phải có thói quen gõ cửa vào phòng bố mẹ trước khi vào.
Đó là thuốc chữa bệnh của người lớn
Nếu trẻ đòi một loại đồ uống không tốt cho sức khỏe của con, hãy nói với con bạn rằng, đó là một loại thuốc chỉ người lớn có bệnh thì mới phải uống, vì nó rất đắng.
Nói dối về những điều mà trẻ chưa thể hiểu
Đại loại như một cuộc tấn công mang âm mưu khủng bố. Đó là điều nằm ngoài khả năng của bé. Bạn chả dại gì mà cho trẻ biết những nguy hiểm còn cách xa hàng ngàn dặm và trẻ không có gì phải lo lắng.
Nói dối bé khi bé hỏi nguyên nhân mẹ ốm hay mẹ buồn
Bạn mệt vì mất ngủ triền miên khi phải làm việc, bao nhiêu việc nhà làm bạn kiệt sức, bạn đang lo lắng vì bạn đang thất nghiệp... Hãy giữ điều ấy cho riêng mình thôi. Theo quan điểm của Th.S Vicki Panaccione (Sáng lập Học viện Làm cha mẹ tốt hơn tại Mỹ) cho rằng: Các bậc cha mẹ luôn là người giữ vai trò bảo vệ con cái nên không được làm con lo lắng khi con trẻ chưa đủ tuổi để phải bận tâm những vấn đề ấy.
Khi trẻ yếu kém trong vấn đề thể thao, văn nghệ
Con trai bạn không chơi bóng tốt, con gái không được tham gia vào đội văn nghệ của trường... những vấn đề này được xem là tế nhị với trẻ. Các chuyên gia cho rằng: Liên quan đến thi đấu, văn nghệ, thể thao, cha mẹ chỉ nên tập trung vào những nỗ lực của trẻ, tránh đánh giá thành tích. Có thể con bạn hát không được hay lắm thì mẹ có thể nói với con: “Con đã hát bằng cả trái tim mình rồi con gái ạ. Mẹ rất thích nghe giọng hát tình cảm của con”. Điều đó làm con bạn ổn hơn.
Kín đáo về quá khứ sai lầm của bạn
Nên “nói thật có chọn lọc” cho con khi trẻ hỏi về quá khứ không mấy tốt đẹp của bạn. Những sai lầm trong quá khứ chỉ như bài học cuộc sống mà bạn cần dạy con, đó là hành trang cho con vào đời.
Cuộc đời đẹp lung linh y như cổ ích con vẫn đọc
Đó là một lời nói dối. Cuộc đời nhiều khi không công bằng, không đẹp như thế giới cổ tích lung linh. Nhưng hãy nói dối để trẻ có cái nhìn tích cực hơn với cuộc sống mà trẻ chưa đủ tuổi để hiểu và vướng bận những lo toan.
Nếu học hành chăm chỉ, con sẽ lãnh đạo cả đất nước
Dù bạn không biết trước tương lai, hãy cứ khẳng định với con yêu như vậy để giúp trẻ có thêm niềm tin và phấn đấu học tốt. Cho dù đó là một lời nói dối thì nó cũng chuyển tải một sự thật rằng: bạn tin vào con yêu của mình.