Từ thợ phụ trong nhà máy dệt trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới và bài học về làm giàu

( PHUNUTODAY ) - Câu chuyện của Andrew Carnegie, từ một con người tầm thường trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới sẽ cho bạn bài học ý nghĩa về thành công.

 Luôn tìm kiếm cơ hội, khi cơ hội xuất hiện, hãy biết nắm bắt

Carnegie bắt đầu công việc đầu tiên năm 13 tuổi. Ông làm phụ việc trong nhà máy vải 12h mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần và thu nhập 20 cent (khoảng 4.500 VND) mỗi ngày. Sau đó ông chuyển sang làm việc một thợ đun trên tầng mái và vận hành một động cơ hơi nước nhỏ cho một nhà máy khác. Công việc cực kì căng thẳng bởi ông phải tạo ra đủ hơi nước cho các công nhân phía trên, nhưng không được tạo ra quá nhiều khiến động cơ bị quá tải.

Ông không nói cho cha mẹ biết và quyết định "làm một người đàn ông tự chịu trách nhiệm cho chính mình". Ông giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển tốt hơn:

w620h405f1c1-files-articles-2015-1092334-andrew-carnegie-1444805573241

"Tôi có tham vọng lớn và mỗi ngày tôi đều tìm kiếm sự thay đổi. Tôi không biết những đổi thay này sẽ ra sao, nhưng tôi tin chắc rằng nó sẽ đến. Thế là một ngày nọ, cơ hội cũng xuất hiện".

Ông chủ của Carnegie phải giải quyết một số hóa đơn mà lại chẳng có thư ký. Thế rồi Carnegie được đề nghị làm việc đó. Do hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông chủ đánh giá cao và tìm thêm những việc khác cho Carnegie để ông không phải làm công việc vận hành động cơ nữa.

Đối với Carnegie, đây chỉ mới là bước đầu tiên trong hành trình tìm kiếm tương lai tốt hơn của mình:

"Ngài Harris ghi chép sổ sách của ông ấy theo bút toán đơn nên tôi hoàn toàn có thể giúp ông ấy làm điều này. Nhưng khi được biết rằng những công ty lớn đều ghi chép theo bút toán kép, tôi và bạn mình quyết định tham dự những lớp học ban đêm trong suốt mùa đông và học về phương pháp phức tạp hơn này."

Trong thời gian đó Carnegie được gọi phỏng vấn cho vị trí người truyền tin trong một văn phòng điện báo và ông làm tất cả những gì có thể để nắm bắt cơ hội này

Khả năng ghi nhớ là một điều tuyệt vời

Khả năng ghi nhớ nhanh chóng của Carnegie trở nên hữu ích trong suốt cuộc đời ông:

"Tôi đã sợ mình không thể học thuộc nhanh các địa chỉ của những hộ kinh doanh có điện báo cần gửi. Vì thế tôi bắt đầu ghi nhớ biển hiệu của những căn nhà dọc theo các con phố. Vào ban đêm, tôi rèn luyện trí nhớ bằng cách lần lượt đọc tên các công ty đó. Chẳng bao lâu tôi đã có thể nhắm mắt, đi từ cuối con phố, vừa đi vừa đọc tên các công ty theo thứ tự ở một bên dãy phố. Rồi sau đó băng sang đường bên kia, đi ngược trở về và đọc tên các công ty khác theo thứ tự."

og-andrew-carnegie-217

Tập tự quyết khi không có chỉ thị

Andrew Carnegie hiểu rằng một người chỉ ngồi yên và đợi giao việc trong những thời điểm quan trọng sẽ không bao giờ thăng tiến được. Bạn nên hỏi xin sự tha thứ chứ khồng phải sự cho phép.

Chủ động trong công việc là cách Carnegie phát triển sự nghiệp từ một cậu bé đưa tin thành một nhân viên điện báo. Khi một người học được một điều gì đó, anh ta chẳng bao giờ chờ đợi quá lâu để áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn.

Bài học dành cho bạn:

-  Chấp nhận thất bại, nhưng tiếp tục cố gắng

- Tiếp tục tiến về phía trước bất chấp thất bại

- Thành công hay thấy bại phụ thuộc vào việc bạn có kiên trì theo đuổi nó hay không

- Đôi khi thất bại chỉ đơn giản có nghĩa là cần thay đổi hướng

- Tin tưởng vào bản thân

- Thấy bại là một cơ hội để học hỏi

- Thái độ về sự thất bại có thể đưa đến sự khác biệt

- Can đảm phải là khẩu hiệu của bạn

- Đừng bỏ cuộc

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn