1. Bị gout không ăn măng tây
Bệnh gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, bệnh gout có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt và ăn uống. Chính vì vậy mà các bác sĩ thường khuyên bệnh bệnh nhân hạn chế tối đa ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, các loại thực phẩm có màu đỏ, hạn chế ăn hải sản,… và măng tây cũng không phải là ngoại lệ.
2. Dùng thuốc giảm loãng máu cẩn thận khi ăn rau
Cố gắng ăn số lượng rau tương ứng mỗi ngày. Nếu bạn thích các loại rau giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina, rau mù tạt, củ cải thì hãy ăn nửa cốc mỗi ngày và nên ăn cùng vào một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn đang dùng thuốc giảm loãng máu như warfarin (Coumadin), thì điều quan trọng là duy trì nồng độ vitamin K ổn định trong máu, sự tăng đột ngột có thể làm giảm tác dụng thuốc. Điều này nghĩa là việc cân bằng số rau ăn vào là rất quan trọng, vì đây là nguồn cấp vitamin K chính.
3. Viêm đại tràng không nên ăn rau cải
Chất xơ như bông cải xanh, bắp cải, cần tây là những loại rau khó tiêu hóa bởi chúng chứa vi khuẩn sống tự nhiên trong đường ruột và gây ra khí ga, làm chướng bụng đầy hơi. Thế nên người bị viêm đại tràng có thể cắt nhỏ, nấu chín sẽ tốt hơn hoặc dùng các thực phẩm khác thay thế như súp lơ, cà rốt, khoai lang.
4. Mắc bệnh về tuyến giáp không ăn củ cải sống
Củ cải chứa hai chất goitrogenic là progoitrin và gluconasturtin có thể can thiệp vào khả năng tạo ra hoocmon của tuyến giáp. Các hợp chất này không gây nguy hiểm cho người khoẻ mạnh, nhưng bất cứ ai bị chứng tuyến giáp cũng nên nấu củ cải chín lên trước khi ăn vì nấu chín sẽ khử hoạt tính của goitrogen.
5. Người dị ứng không uống atiso
Atiso là loại thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe và được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người có thể bị dị ứng atiso nên khi uống nước được nấu từ cây này không những không tốt mà còn gây hại đến sức khỏe. Nhất là những người có cơ địa tỳ vị, hư hàn nếu sử dụng atiso sẽ bị khó tiêu, hại dạ dày và chướng bụng do atiso có tính hàn.
6. Bệnh tuyến giáp không nên ăn đậu nành
Người ta thường nói đậu nành là thức uống cho sức khỏe, bên cạnh những điểm có lợi thì đậu nành cũng có một số điểm bất lợi với một số bệnh. Nếu cung quá nhiều và dư thừa có thể gây một số bệnh về tuyến giáp. Như chất Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp ở những người sử dụng thường xuyên. Biểu hiện dễ nhận thấy là lượng hormone tuyến giáp bị giảm sút, gây ra các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bệnh bướu cổ.
7. Bệnh sỏi thận không nên ăn củ cải đường
Củ cải đường là loại thực phẩm có màu đỏ, chứa nhiều vitamin giúp giảm viêm nhiễm, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, một ngày nào đó nếu bạn dùng nhiều củ cải đường và có các biểu hiện: tiêu “máu”, hạ huyết áp, sỏi thận…thì hãy dừng ngay việc ăn củ cải đường. Vì các axit oxalic có trong củ cải đường ảnh hưởng nhiều, gây ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate, nên những ai bị sỏi thận thì không nên ăn thực phẩm này.
8. Rối loạn tiêu hóa không ăn cà chua
Ăn cà chua và các sản phẩm có thành phần từ cà chua có thể là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày cho bạn. Nếu bạn gặp các triệu chứng như ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, hãy thử không ăn cà chua trong 2-3 tuần để xem liệu đó có thật sự là tác nhân gây bệnh cho bạn hay không. Nếu không phải, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kĩ lưỡng hơn.
9. Hệ tiêu hóa yếu không ăn rau muống
Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
10. Bệnh dạ dày không ăn bắp cải
Bắp cải ngoài nấu chín còn được nhiều người dùng làm gỏi sống hay ăn sống, tuy nhiên nó lại là điều gây hại đối với những người mắc bệnh về dạ dày, gây sình bụng, khó chịu cho dạ dày. Vì vậy, những người này nên nấu chín bắp cải trước khi ăn, không nên ăn sống hay muối xổi.
Tác giả: