Ăn Mận đừng vứt Hạt, hóa ra chúng là vị thuốc quý

12:18, Thứ bảy 05/07/2025

( PHUNUTODAY ) - Hạt mận cứng thường bị vứt bỏ nhưng nếu bạn biết thông tin này sẽ thấy hạt mận có giá trị.

Mận là loại trái cây phổ biến và khá rẻ tiền ở Việt Nam trong mùa hè. Ăn mận ngọt ngọt,chua chua, giòn giòn khá hấp dẫn vị giác. 

Trong Đông y, mận là một vị thuốc có tên gọi lý tử, lý thực. Toàn bộ các thành phần trên cây mận đều có giá trị dược tính. 

Khi ăn mận chúng ta thường hay vứt hạt nhưng hạt mận cũng chính là một vị thuốc tốt.

Hạt mận cũng là một vị thuốc
Hạt mận cũng là một vị thuốc

Hạt mận – Lý tử nhân: Giảm đau, hoạt huyết

Hạt mận được gọi là lý tử nhân hay lý hạch nhân, có chứa hoạt chất amygdalin. Đông y ghi nhận lý tử nhân có vị ngọt đắng, tính bình, vào kinh can. Công dụng chính:

Hoạt huyết, tiêu ứ: hỗ trợ làm tan máu bầm, giảm đau do va đập.

Nhuận tràng, thông tiện: cải thiện táo bón, đầy bụng.

Giảm ho, tiêu đàm: hỗ trợ điều trị các chứng ho có đờm, tràn dịch phổi.

Phụ nữ mang thai, người bị thận hư, di tinh, hoặc có hệ tiêu hóa yếu không nên dùng lý tử nhân để tránh tác dụng phụ.

 Bài thuốc từ hạt mận: nhân hạt mận (lý tử nhân) 8-12g, sắc uống. Công dụng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Dùng trong các trường hợp vấp ngã bầm tím, sưng đau, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo hoặc dùng ngoài đem nghiền thành bột rắc hoặc đắp lên vết thương.

Trường hợp mặt bị sạm đen: bột nhân hạt mận nghiền mịn trộn với lòng trắng trứng đắp ngày 1-2 lần trong 5-7 ngày.

Tác dụng của quả mận trong y học cổ truyền

Quả mận (lý tử) được đánh giá cao về mặt dược tính trong Đông y. Theo y học cổ truyền, mận có vị chua ngọt, tính bình, quy vào hai kinh can và thận. Công dụng của quả mận bao gồm:

  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Sinh tân dịch, giải khát
  • Hoạt huyết, điều hòa thân nhiệt
  • Lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa

Quả mận thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như nóng trong người, tiểu đường, gan yếu, bệnh phù thũng và các chứng hư lao, tích nước trong bụng. Tuy nhiên, người có tỳ vị yếu, hay đi ngoài phân lỏng cần tránh sử dụng mận vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Lá mận – Lý thụ diệp: Hạ sốt, sát khuẩn

Lá mận khô được sử dụng với liều 8 – 12g/ngày trong các bài thuốc sắc uống, có vị ngọt hơi chua, tính bình. Tác dụng chính gồm:

  • Hạ sốt, trị co giật ở trẻ
  • Giảm ho, kháng khuẩn
  • Hỗ trợ làm lành vết thương ngoài da

Có thể dùng lá mận nấu nước để tắm cho trẻ bị rôm sảy, hoặc giã tươi lấy nước cốt thoa lên chỗ sưng đau, mụn nhọt.

Nhựa cây mận – Lý thụ giao: Tiêu sưng, hỗ trợ mọc sởi

Nhựa thu được từ thân cây mận khi để khô được gọi là lý thụ giao. Nhựa mận được dùng để:

  • Điều trị mắt có màng mộng
  • Tiêu viêm, giảm đau
  • Hỗ trợ mọc sởi ở trẻ em

Liều dùng thường là 8 – 16g/ngày, sắc lấy nước uống.

Rễ mận – Lý căn: Giải độc, thanh nhiệt

Rễ cây mận (lý căn) được thu hoạch vào mùa thu, từ tháng 9 đến 10 hàng năm. Vị đắng, sáp, hơi lạnh, có công dụng:

  • Thanh nhiệt, tiêu viêm
  • Giải độc, tiêu sưng
  • Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt do viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Trị lỵ ra máu, mụn nhọt, sốt cao ở trẻ

Liều dùng phổ biến từ 8 – 12g/ngày. Khi dùng ngoài, rễ mận được sao tồn tính, nghiền thành bột để đắp lên vết thương, mụn mủ.

 Vỏ rễ mận – Lý căn bì: Giảm nhiệt, hạ khí

Phần vỏ trắng bên ngoài rễ cây mận được gọi là lý căn bì, có vị mặn đắng, tính lạnh, quy vào kinh can. Một số công dụng nổi bật:

  • Thanh nhiệt, trừ uất nhiệt
  • Điều trị tiểu đường, khí nghịch
  • Hạ khí, giảm khó chịu do khí huyết kém lưu thông
  • Trị đau răng, lở loét ngoài da

Vỏ rễ có thể được sắc uống (8 – 12g/ngày), ngậm nuốt từng ngụm nhỏ hoặc đắp lên vùng tổn thương ngoài da.

Lưu ý khi sử dụng các bộ phận cây mận trong Đông y

Không dùng cho phụ nữ có thai, người tỳ vị yếu, người có vấn đề về tiêu hóa hoặc suy thận.

Sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì có thể gây phản tác dụng hoặc kích ứng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dạ Ngân
Từ khóa: hạt mận