10 sai lầm mà chị em nào cũng từng mắc phải khi nấu cơm làm nồi cơm không ngon

( PHUNUTODAY ) - Nấu cơm là công việc tưởng chừng đơn giản như g chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi là nồi cơm của bạn đã không còn thơm ngon nữa. Đây lại là sai lầm rất nhiều chị em hàng ngày mắc phải.

Chọn nồi nấu cơm sai

Việc bạn nấu cơm ngon phụ thuộc khá nhiều vào chiếc nồi bạn đang dùng. Với một cái nồi đáy dày thì sẽ có khả năng giữ lại và phân phối nhiệt tốt hơn. Đáy nồi dày sẽ hình thành các túi hơi giúp làm cơm chín mềm hơn.

Sử dụng nhiệt độ không phù hợp

Hiện nay, việc nấu cơm trở nên thuận lợi hơn khi người nấu có thể dùng nồi cơm điện và hẹn giờ nấu, cứ thế là không cần phải lo lắng gì nhiều.

Nhưng trong trường hợp nấu bằng bếp thì cần chú ý: Khi mới nấu, nên để bếp có lượng nhiệt lớn, sau khi cơm sôi thì nên vặn nhỏ lửa lại, kéo dài thời gian sôi của nồi cơm khi đã giảm nhiệt độ.

Tránh để nhiệt độ quá cao, cơm bị nấu quá nhanh, hạt gạo sẽ vỡ ra làm giải phóng tinh bột, đồng thời cũng không có đủ thời gian để hạt gạo kịp chín. Thậm chí trên chưa kịp chín mà dưới đã bị cháy nồi rồi.

 Vo gạo và chà xát gạo nhiều

Nhiều người cho rằng, vo và chà xát kỹ sẽ giúp loại bỏ các chất bụi bẩn, sản phẩm phụ do quá trình xay xát gây ra.

Tuy nhiên việc này vô tình lại mà mất đi phần tinh bột và một số dưỡng chất ở hạt gạo. Khi nấu lên, hạt cơm sẽ bị khô, cũng không được dẻo mềm. Thay vào đó, trước khi nấu chỉ cần vo một hoặc hai nước, không chà xát gạo mạnh là được.

Mở nắp thường xuyên và khấy quá nhiều

Nếu cơm đang sôi mà bạn mở nắp nhiều sẽ kéo dài thời gian nấu vì nó làm giải phóng áp suất và hơi nước. Đồng thời, điều này cũng có thể khiến nồi cơm không còn ngon bởi việc nhấc nắp lên, làm thay đổi tỉ lên gạo – nước đã được tính toán trước đó, nên khi cơm chín sẽ bị khô.

Một sai lầm nữa khi cơm đang sôi đó chính là khuấy gạo. Khuấy gạo trong khi nó đang sôi sẽ khiến tinh bột hoạt hóa và ngăn ngừa sự hình của túy hơi, trong một số trường hợp làm gạo bị nhão ngoài ý muốn.

 Không ngâm gạo trước khi nấu

Có một số loại không cần nhưng với một số loại gạo thơm thì nên ngâm trước để giúp giữ chặt các loại dầu, những mùi hương đặc trưng của chúng.

Việc nấu bằng nhiệt trong nước sẽ phá hủy các loại dầu này, nên ngâm trước sẽ giúp giảm thiểu được thời gian nấu cơm. Điều này cũng giúp đẩy nhanh thời gian nấu cơm lên đến 20%.

Xới cơm quá sớm

Khi nấu chín, phần cơm ở trên sẽ được sấy khô nhanh hơn ở phía dưới nên một điều quan trọng là sau khi cơm chín ít nhất khoảng 5 phút thì mới tiến hành xới, như vậy thì hạt cơm sẽ tơi, mềm đều hơn.

Nếu xới sớm quá thì cơm sẽ dính hết vào đũa, độ ẩm của các hạt cơm cũng không được đồng nhất. Nhưng nếu xới cơm muộn quá, cơm sẽ khô và kết thành từng khối với nhau.

Nấu tất cả các loại gạo giống nhau

Có nhiều loại gạo khác nhau nên để nấu chúng cũng không hề giống nhau, nên nếu áp dụng chung một công thức để nấu tất cả các loại gạo là điều không thể.

Ví dụ như gạo lức sẽ cần nhiều nước hơn gạo trắng, gạo lức hạt ngắn sẽ cần nhiều nước hơn gạo lức hạt dài.

Cho muối vào nước nấu cơm

Nhiều người cho rằng, cho muối vào nồi sẽ giúp nước đun sôi nhanh hơn, làm cho vị cơm ngon hơn nhưng thực sự thì điều này không có sự khác biệt là bao. Tuy nhiên, muối sẽ làm cản trở quá trình tinh bột liên kết và kết nối trở thành gelatin.

Mở vung nồi ngay khi nồi cơm mới nhảy nút tự động

Trong quá trình nấu cơm vung nồi sẽ tự động nhảy từ chế độ nấu sang hâm nóng. Ngay khi đó bạn không nên mở vung ngay mà nên đợi tầm 10 phút sau đó mở vung từ từ trước khi ăn.

Nhiều người chia sẻ, việc mở vung nồi cơm ngay khi cơm vừa chín sẽ khiến cơm nhão, mất đi độ thơm ngon vốn có. Nhiều bà nội trợ còn cẩn thận bằng cách xới và bật lại cơm một lần nữa trước khi ăn.

Chọn gạo quá trắng, quá thơm

Không ít chị em ưa hình thức nên khi mua thường chọn loai gạo to, mẩy có màu trắng tinh. Thậm chí họ chọn loại gạo có mùi thơm đặc trưng với suy nghĩ gạo càng thơm, càng ngon.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng gạo càng thơm, càng trắng thì càng có khả năng sử dụng hương liệu tạo mùi, giữ mùi. Các hóa chất này ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Tác giả: Thu