Vi khuẩn trong chai nhựa đựng nước chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bạn tưởng tượng.
Chai nhựa là một trong những vật dụng thông dụng nhất trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều người thường tận dụng chai nhựa đựng nước khoáng, nước ngọt,...để tiếp tục uống nước hàng ngày. Thế nhưng, điều này cực kì nguy hại.
Loại nhựa nào thải ra các hóa chất có hại?
Một chai nhựa có thể chứa rất nhiều các hóa chất nguy hiểm. Chú ý đến các dấu hiệu đặc biệt ở phía dưới: những hình tam giác được đánh số đó cho biết loại nhựa nào đã được sử dụng.
Một chai có nhãn 1 (PET hoặc PETE) chỉ an toàn cho một lần sử dụng duy nhất. Khi tiếp xúc với oxy hoặc nhiệt độ cao, kể cả nắng, loại chai đó sẽ thải chất độc hại vào trong nước. Tránh các chai có nhãn 3 hoặc 7 (PVC và PC) vì chúng có thể thải ra các hóa chất độc hại, có thể ngấm vào thực phẩm và đồ uống của bạn. Nếu tiếp xúc lâu dài thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ trầm trọng.
Chai làm từ polyethylene (2 và 4) và polypropylene (5 và PP) phù hợp cho nhiều mục đích. Chúng tương đối an toàn nếu bạn chỉ đựng nước lạnh và thường xuyên khử trùng.
Chai nhựa sử dụng nhiều lần là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Các nhà khoa học nói rằng, uống nước được đựng trong các chai nhựa đã được sử dụng nhiều lần có thể bẩn như khi bạn đang uống nước trong bồn vệ sinh, thậm chí còn có thể “tồi tệ” hơn. Lượng vi khuẩn trong các chai này thường vượt quá giới hạn an toàn, do đó dễ khiến bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa và làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu có ý định tái sử dụng chai nhựa để đựng nước hoặc thực phẩm, bạn nên rửa sạch và súc chai thường xuyên với giấm, nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước rửa chén để ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn….
Chú ý đến cổ chai
Ngay cả khi rửa chai thật kỹ, chúng ta vẫn có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc thậm chí viêm gan A. Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các vi khuẩn sống ở cổ chai - những nơi bạn khó có thể rửa. Những nếp xoắn ở cổ chai và nắp đậy có đầy mầm bệnh sẽ vào cơ thể bạn khi uống. Để an toàn, nên sử dụng ống hút.