Theo các chuyên gia, các đối tượng lừa đảo gần đây thường nhắm tới những người có nhu cầu kiếm tiền từ các ứng dụng, việc làm online.
Thông qua những đường link được gửi đến tin nhắn, tội phạm mạng có thể âm thầm cài đặt mã độc vào điện thoại. Từ đó, chúng có thể đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Khi cài đặt các ứng dụng, phần mềm này, điện thoại của người dùng có thể sẽ bị dính mã độc. Từ đó, tội phạm mạng sẽ truy cập vào thông tin cuộc gọi, danh bạ, hình ảnh, tin nhắn, microphone, camera...
Chưa dừng lại, tin tặc còn có thể tự thao tác trên màn hình mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu thiết bị. Từ đó, các đối tượng lừa đảo có thể đánh cắp thông tin về tài khoản, mật khẩu hay mã OTP và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng trên thiết bị của nạn nhân.
Người dùng iPhone chạy các phiên bản hệ điều hành iOS thấp cũng có khả năng trở thành mục tiêu của nhóm tội phạm công nghệ cao. Tin tặc sẽ lợi dụng lỗ hổng trong tính năng của iMessage trên phiên bản iOS 15.7 trở về trước để phát tán tin nhắn có đính kèm mã độc.
Sau đó, tin nhắn sẽ tự động kích hoạt mã độc. Thông qua kết nối Internet, tin tặc có thể theo dõi, thu thập thông tin, kiểm soát thiết bị mà người dùng iPhone không hề biết.
Một số dấu hiệu nhận diện smartphone có thể đã bị dính mã độc như thiết bị chạy chậm, tốc độ phản hồi ứng dụng lâu hơn bình thường, nhanh hết pin dù không mở nhiều ứng dụng, lưu lượng di động (3/4G) hao hụt nhanh hoặc máy nóng lên bất thường.
Có 18 ứng dụng được các chuyên gia liệt kê, tốt nhất nên xóa ngay khi chưa muộn:
Danh sách chi tiết 18 ứng dụng độc hại bao gồm:
- Agent Shooter
- Rainbow Stretch
- Rubber Punch 3D
- Super Skibydi Killer
- GazEndow Economic
- MoneyMentor
- TKF Program
- FinancialFusion
- Financial Vault
- Invest Calculator
- Eternal Maze
- Jungle Jewels
- Stellar Secrets
- Fire Fruits
- Cowboy's Frontier
- Enchanted Elixir
- Beauty Wallpeper HD
- Love Emoji Messenger
Hầu hết ứng dụng có trong danh sách đã bị Google xoá khỏi Play Store sau khi nhận được báo cáo từ Dr. Web. Tuy nhiên, những ứng dụng này sẽ vẫn tồn tại trên điện thoại của người dùng nếu đã lỡ cài đặt trước đó. Do đó, người dùng nên truy cập vào Settings (Cài đặt) > Apps (ứng dụng) và gỡ bỏ các ứng dụng có trong danh sách. Người dùng smartphone cũng được khuyến cáo cần hết sức cảnh giác mỗi khi cài đặt ứng dụng, ngay cả khi chúng được tải về từ Google Play.
Trong trường hợp vẫn thấy các dấu hiệu của phần mềm độc hại (hiển thị quảng cáo, bị trừ tiền không rõ lý do, hao pin…), bạn nên đưa điện thoại về chế độ cài đặt gốc. Thao tác này sẽ xóa tất cả nội dung trên thiết bị, bao gồm các tệp độc hại.
Người dùng có thể khôi phục cài đặt gốc bằng cách vào Settings (cài đặt) > System (hệ thống) > Reset Options (tùy chọn đặt lại) > Erase all data (xóa toàn bộ dữ liệu).
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đây là năm cuối cùng để đổi CMND sang CCCD gắn chip: Ai chậm trễ sẽ bị phạt nặng
-
3 trường hợp người lao động có thể đi trễ, về sớm, ai cũng cần biết để không mất quyền lợi
-
Người dân khi đi khám bệnh chỉ dùng mỗi CCCD có được hưởng quyền lợi BHYT không?
-
Kể từ 2023: 2 quy định mới nhất về cấp Sổ Hồng chính thức có hiệu lực, ai cũng cần biết
-
Tháng 11/2023: 8 trường hợp xe máy không được đổi Giấy đăng ký mà bị thu hồi, người dân nên biết kẻo thiệt thòi