Tiền lương là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, trước thông tin có thể sẽ cải cách tiền lương vào năm 2024 thì vấn đề tiền lương lại càng trở nên sôi nổi.
Thứ nhất là thực hiện cải cách tiền lương
Theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Cơ cấu thu nhập của cán bộ, công viên chức bao gồm:
1 - Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)
Bảng lương sẽ được thực hiện theo vị trí việc làm và không thấp hơn so với hiện hành.
2 - Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Cán bộ công viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được hưởng hương và 7 khoản phụ cấp tùy theo vị trí việc làm gồm các khoản phụ cấp: kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động, theo nghề, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
3 - Bổ sung tiền thưởng, và quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cơ cấu tiền lương mới bổ sung thêm khoản tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm các khoản phụ cấp.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 27 xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới.
Tinh thần của Nghị quyết 27 là xây dựng bảng lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Do vậy, khi cải cách tiền lương, đồng nghĩa với việc thu nhập của cán bộ, công viên chức sẽ được cải thiện.
Hiện nay, với nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng, cùng với nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ để cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Thứ hai là tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Với dự kiến thu - chi ngân sách năm 2024, cùng với việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương và các nguồn của ngân sách địa phương, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương trong vòng 3 năm.
Trong đó, Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng khoảng 19 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo kết luận của Trung ương; đồng thời dành nguồn thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng được ngân sách đảm bảo; tăng chế độ ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội đảm bảo bù đắp một phần trượt giá và có tăng thêm...
Như vậy, nếu cải cách tiền lương làm tăng lương thì người tham gia BHXH sẽ được tăng lương hưu với điều kiện người tham gia BHXH phải nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương và đã có khoảng thời gian hưởng mức lương mới tăng hơn trước đó.
Ngoài ra, người đang hưởng lương hưu có thể cũng được tăng lương bởi được dành nguồn ngân sách để thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu như nội dung Chính phủ trình Quốc hội.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ 2025, lương cán bộ, công chức viên chức tăng thêm bao nhiêu phần trăm mỗi năm?
-
Năm 2023: Có 3 đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, là ai?
-
2 tin nhắn từ phía ngân hàng người dân nên xóa ngay: Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản
-
Bắt đầu từ 27/11/2023: Quy định mới về việc mua bán vàng miếng thay đổi thế nào?
-
Từ nay tới năm 2024: 7 trường hợp này phải đi đổi Giấy đăng ký xe máy, nếu không muốn CSGT phạt nặng