Không đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự yêu cầu đặt tên cá nhân phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Do đó, khi khai sinh và điền tên trong giấy khai sinh của trẻ em, cha mẹ bắt buộc phải đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc của Việt Nam.
Nếu không đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam, những cái tên đó có thể bị từ chối khai sinh.
Thực tế, Việt Nam có rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Do đó, tỷ lệ những người này kết hôn, sinh con hoặc kết hôn với người Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, khi con sinh ra mà mang quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam thì được xác định là công dân Việt Nam nên vẫn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về việc đặt tên. Do đó, những cái tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận.
Thay vào đó, những người này có thể đặt tên con theo phiên âm tiếng Việt/tiếng dân tộc Việt Nam hoặc có thể vẫn đặt tên khai sinh của con là tiếng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam và gọi biệt danh, gọi tên gọi ở nhà cho con bằng tên nước ngoài.
Và ngược lại, nếu con sinh ra không có quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên sẽ không phải áp dụng quy định này.
Đặt tên bằng số, một ký tự mà không phải chữ
Cũng tương tự như việc yêu cầu đặt tên con bằng tiếng Việt thì những cái tên được đặt bằng số hoặc ký tự không phải là chữ mà bằng các ký tự đặc biệt như @, #, $... đều là những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam.
Không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của Việt Nam
Tương tự như những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam trên kia, việc giải thích thế nào là tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp, tập quán của Việt Nam hiện không được hướng dẫn tại bất kỳ một văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Do đó, để xác định tên có bị cấm hay không thì cần xem xét cụ thể về tên đó, bản sắc dân tộc của người đó cũng như những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mà người đó đang mang hoặc tập quán của cộng đồng dân cư mà người đó sinh sống.
Đặt tên quá dài, khó sử dụng
Đây là một trong những điều cấm của pháp luật khi đặt tên cho con. Tuy nhiên, việc tên bao nhiêu ký tự là dài, khó sử dụng thì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể.
Trước đó, tại dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã từng có đề xuất giới hạn số ký tự trong tên của một cá nhân không được quá 25. Tuy nhiên, sau đó đề xuất này lại không được đưa vào Bộ luật Dân sự.
Việc ban hành Thông tư 04 với quy định “không được đặt tên quá dài, khó sử dụng” nhưng không nói rõ quá dài là bao nhiêu ký tự khiến việc áp dụng vào thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Không nên đặt tên con bằng những cái tên nào?
Ngoài việc không được đặt tên con vì quy định của pháp luật thì trong thực tế, vì ý nghĩa tâm linh, về quan niệm… nhiều bậc cha mẹ không nên chọn những cái tên sau đây cho con:
- Tên trùng với người thân như ông bà, cô dì, chú, bác. Những cái tên này không bị cấm nhưng theo quan niệm và để tiện cho việc xưng hô thì tốt nhất không nên đặt.
- Tên khiến nhiều người liên tưởng đến những ý nghĩa không hay: Theo quan niệm, những cái tên này sẽ khiến con trẻ tự ti, không thích thậm chí còn có thể bị trêu ghẹo.
- Không nên đặt tên con bằng những từ ngữ lạ, khó hiểu, khó đọc. Có thể kể đến như Nguyễn Nguyệt, Huỳnh Hoàng…
Tuy nhiên, đây là những cái tên theo quan niệm của nhiều người là những cái tên không nên đặt. Dù vậy, trên thực tế, nếu đặt những tên này cũng không bị pháp luật cấm và có nhiều người mang tên này.
Tác giả: Min Min
-
Kể từ 1/8: Ai có thẻ BHYT 5 năm liên tục, đi khám chữa bệnh sẽ hưởng 1 quyền lợi chưa từng có
-
3 họ độc lạ nhất nhì Việt Nam, tra cứu Google cũng khó tìm thấy thông tin
-
Tính từ ngày 15/8: Người dân được dùng tài khoản định danh mức độ 2 để đăng ký xe
-
5-10 năm tới, 3 loại nhà có thể thành 'nhà vàng': Người hiểu biết đã âm thầm mua từ lâu
-
5 trường hợp này khám bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% khi dùng BHYT: Ai không biết dễ thiệt thòi