Xuất hiện các cơn co thắt mạnh
Các cơn co thắt giả thường diễn ra từ tháng 7, 8 trong thai kỳ như một “cuộc tập dượt” cho quá trình chuyển dạ. Khi cơ thể mẹ xuất hiện các cơn gò thật thì cũng là lúc cổ tử cung mở để chuẩn bị đẩy thai nhi ra ngoài. Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện đăng ký sinh để bác sĩ thăm khám độ mở của cổ tử cung và theo dõi cho đến khi cổ tử cung mở được 10 cm thì sẽ cho mẹ vào phòng sinh.
Có thể mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt các cơn co thắt thật giả. Mẹ hãy nhận biết chúng dựa vào một vài đặc điểm dưới đây:
Cơn co thắt thật thường mạnh, khó chịu và đau đớn hơn, chúng không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế.
Đầu tiên, cơn đau này sẽ xuất hiện ở lưng dưới, truyền tới phần bụng rồi tiếp tới hai chân.
Tần suất co thắt ngày một dồn dập, cách nhau khoảng 5 – 7 phút.
Bụng bầu bị tụt xuống thấp
Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể so với trước kia. Đây là dấu hiệu cho biết khoảng 1-2 tuần tới em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên đó là đối với những mẹ mang con đầu lòng, nhưng lần mang thai thứ hai lại hoàn toàn khác, khi đó ngay cả đến ngày sinh bạn cũng sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng.
Hiện tượng đau lưng dưới
Những ngày cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ có cảm giác rất đau lưng, mặc dù đây là hiện tượng thường gặp và kéo dài trong suốt 9 tháng 10 ngày nhưng lúc này hiện tượng đau lưng tăng lên và làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi rõ ràng. Đó là do ở những tháng cuối, trọng lượng thai nhi đã khá nặng và tụt xuống dưới nên gây ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến bạn liên tục bị đau nhức. Sau khi sinh, triệu chứng này sẽ giảm dần.
Vỡ ối
Màng ối là môi trường sống của thai nhi, khi ối bị vỡ cũng là lúc bé cần ra ngoài để duy trì được sử sống. Nếu mẹ thấy một chất lỏng không màu, không mùi tiết ra từ “cô bé” thì có khả năng mẹ đã bị vỡ ối và sẽ sinh trong khoảng 24 giờ tới. Mẹ cần chuẩn bị đồ đạc và nhập viên ngay nhé.
Một số mẹ nghĩ rằng vỡ ối là thấy nước chảy “ồ ạt”, tuy nhiên trên thực tế, không hẳn như vậy, đối với từng người thì vỡ ối sẽ có mức độ khác nhau, nước chảy ít hay nhiều, nhanh hoặc chậm. Do đó, khi thấy bất kỳ một vết nước lạ nào ở đáy quần lót, mẹ cũng cần kiểm tra xem đó có phải là nước ối không nhé.
Để tránh việc nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu vì một số mẹ bầu bị chứng són tiểu cuối thai kỳ, mẹ hãy phân biệt dựa vào các đặc điểm sau:
Nước ối không màu, không mùi còn nước tiểu có mùi khai, màu vàng nhạt.
Mẹ nên mua giấy quỳ tím ở các cửa hàng bán hóa chất tổng hợp về kiểm tra. Nếu giấy quỳ không đổi máu thì đó là nước tiểu, còn nếu nó chuyển sang màu xanh đen thì có nghĩa là mẹ đã bị vỡ ối.
Cách thứ 3 là mẹ đến trực tiếp bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ có mẹ làm xét nghiệm kiểm tra độ pH hoặc thử nghiệm bằng Nitrazine để nhận biết xem đó là nước ối hay nước tiểu.
Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang