Con cái hay cằn nhằn, chỉ trích thói quen ăn uống của cha mẹ
Có nhiều người lớn tuổi đã quen với việc sống tiết kiệm cả đời, dù đã về già, có điều kiện vật chất tốt hơn, được con cái chu cấp tiền mà vẫn sống hạ tiện. Nhiều người già sau khi ăn cơm xong thấy thức ăn thừa lại giữ lại chứ không chịu vứt đi.
Lúc này con cái nhìn thấy sẽ khó chịu, cho rằng cha mẹ không nên quá tiết kiệm. Cha mẹ thấy con nổi cáu thì khó chịu cho rằng con cái không hiếu thảo với mìnhNhưng thực tế thì con cái chỉ đang quan tâm đến sức khỏe của cha mẹ, không muốn cha mẹ ăn đồ lưu trữ lâu. Các con muốn cha mẹ thay đổi lối sống để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Những con ở gần cha mẹ, qua thăm hỏi thường xuyên lại hay bị cằn nhằn, cãi vã với cha mẹ
Các cụ có câu: Xa thơm gần thối, để miêu tả tính chất mối quan hệ xã hội.Ông bà ta cho rằng khi ở xa thì con cái người ta có tình cảm tốt đẹp hơn là ở gần. Nó phản ảnh một quy luật chính xác trong cuộc sống này. Khi ở xa ít gặp nên quý hóa, thương nhớ. Nhưng khi ở gần, va chạm nhiều sẽ có những mâu thuẫn.
Trong quan hệ cha mẹ, con cái cũng thế, nhiều khi cha mẹ thường cãi vã, mắng mỏ những đứa con ở gần hơn là những đứa con ở xa. Bởi càng ở gần, càng làm nhiều việc thì càng cảm thấy lỗi sai của đối phương và càng nói, còn ở xa thì khuất mắt trông coi.Những đứa con ở gần, dành tình yêu thương và quan tâm cho cha mẹ nhưng nhiều khi vẫn bị mắng, nhưng vẫn thường xuyên qua lại thăm hỏi, đó chính là lòng hiếu thảo.
Con cái "kêu gào" vì thói quen sinh hoạt của cha mẹ
Bên cạnh những thói quen ăn uống thì nhiều người lớn tuổi cũng có những thói quen sinh hoạt, lối sống không tốt..Ví dụ như đau ốm thì sẽ dùng thuốc vô tội vạ, cứ ai mách gì là tự mua để về uống mà chẳng cần đến bệnh viện. Khi nhìn thấy cảnh này thì con cái sẽ lo cho cha mẹ mà cằn nhằn.
Nhưng cha mẹ lại chẳng hiểu lòng hiếu thảo mà cho rằng con bất hiếu. Thế nhưng càng những đứa con hiếu thảo thì càng chú ý đến những chi tiết này.
Những kiểu cha mẹ chỉ dạy hư con
Kiểu thứ nhất: Bản thân cha mẹ cũng không hiếu thảo với cha mẹ chồng/cha mẹ vợ, con cũng học theo
Con cái là bản sao của cha mẹ, nếu bố mẹ không cung kính, hiếu thảo với người lớn tuổi trong gia đình thì trẻ sẽ ghi nhớ trong lòng. Lớn lên rất có thể trẻ sẽ noi gương xấu của cha mẹ. Phụ huynh bất hiếu đương nhiên sẽ nuôi dạy một đứa con bất hiếu.
Cho nên đạo hiếu là truyền thống gia đình, khi than phiền con cái đối xử tệ với mình, chúng ta cũng nên nghĩ đến sự giáo dục và ảnh hưởng mà mình đã dành cho con cái.
Kiểu thứ 2: Cha mẹ ít bên con, thiếu giao tiếp cũng dễ khiến con không hiếu thảo
Có một người phụ nữ khi còn trẻ sinh được một cô con gái, đem con về nhà bà ngoại ở quê nuôi dưỡng, sau đó trở lại thành phố và sinh thêm một cậu con trai. Nhưng không may, đứa con thứ hai sau này chết sớm, hai vợ chồng sống rất cô đơn những năm cuối đời.
Vốn dĩ cả hai hy vọng rằng cô con gái sống ở nông thôn có thể lên thành phố chăm sóc cha mẹ tuổi già, nào ngờ cô gái trả lời, mình không quan tâm đến việc sống ở thành phố. "Khi con còn nhỏ, nếu bố mẹ không đưa con về thành phố, bây giờ con cũng không có thời gian để chăm sóc bố mẹ", cô nói.
Nuôi con để nương tựa tuổi già là quan niệm của nhiều người. Nhưng tâm nguyện có thực hiện được hay không lại phụ thuộc vào cách cha mẹ nuôi dạy con cái ngay từ đầu. Không phải cứ nuôi dạy thì con cái sẽ hiếu thảo, mà là giữa cha mẹ và con cái phải có sự kết nối và tình nghĩa sâu nặng. Lúc đầu không đi cùng con, không thiết lập quan hệ với chúng, khi già đi, con cái tự nhiên sẽ không muốn lại gần cha mẹ.
Tác giả: Mộc
-
Các cụ bảo nhau: Đám cưới không tặng ô, mừng thọ không tặng thuốc, vế thứ 3 mới nhiều ẩn ý
-
Các cụ nhắc kĩ: “đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nếu không sẽ thế nào?
-
3 thứ càng im lặng vận may càng tự khắc tìm tới nhiều
-
Nghe lời các cụ nhắc: “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát“, muốn tốt phải theo
-
Đàn ông sợ nhất tháng Tám, đàn bà lo nhất tháng Chạp, 2 tháng này có gì mà sợ?