3 tín hiệu cho thấy bệnh tiểu đường ngày càng nặng: Ăn nhiều 5 loại rau này sẽ hạ đường huyết rất nhanh

( PHUNUTODAY ) - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng. Nếu thấy 3 dấu hiệu này, chứng tỏ bệnh đang diễn tiến nặng.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin để duy trì mức đường huyết ổn định. Khi lượng đường trong máu tăng đột biến sẽ khiến tim, thận, mắt... bị tổn thương.

Nếu nhận thấy có thể có những dấu hiệu sau đây, chứng tỏ bệnh tiểu đường đang tiến triển mạnh, cực kỳ nguy hiểm.

Nước tiểu có bọt: Thận tổn thương do đường huyết cao

Theo Tiến sĩ Li Aiguo, việc kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài sẽ khiến lượng máu đến thận không đều đặn, làm tổn thương cấu trúc mô thận, cầu thận, ống thận... từ đó làm tổn hại đến chức năng thận và gây ra các bệnh về thận.

Bác sĩ phân tích rằng thận là cơ quan nắm giữ chức năng giải độc, sau khi thận lọc các chất độc của cơ thể xong sẽ thải chúng qua đường nước tiểu. Trong trường hợp thận bị tổn thương thì khả năng lọc cũng kém đi, các protein có lợi bị rò rỉ vào nước tiểu dẫn đến tình trạng nước tiểu sủi bọt. Chính vì vậy, người tiểu đường nếu thấy nước tiểu có nhiều bọt thì nên cảnh giác với việc bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Nhìn mờ: Mắt tổn thương do bệnh tiểu đường

Các bệnh về mắt cũng là hậu quả của việc kiểm soát lượng đường trong máu kém trong thời gian dài, dẫn đến việc lưu thông máu đến mắt không đủ. Hơn nữa, khi đường huyết tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt của bạn, từ đó tăng sinh dẫn đến sẹo hoặc gây ra các áp suất cao khiến võng mạc bị tổn thương, gây đục thủy tinh thể.

Biến chứng của mắt khi bị tiểu đường nếu không kịp thời cải thiện lâu dài có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Khi bệnh nhân tiểu đường ngày càng thấy tầm nhìn giảm, mờ nhạt thì cần kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tức ngực, khó thở, nhức đầu: Bệnh tim mạch do tiểu đường

Bệnh tim mạch cũng là một trong những biến chứng tiểu đường có tỷ lệ mắc cao. Theo Tiến sĩ Li, ngoài việc cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu thì một số bệnh nhân tiểu đường cũng bị tăng huyết áp và mỡ máu. Nếu người bệnh bị đau đầu, tức ngực và khó thở, cần chú ý đến việc đi khám tim mạch kịp thời để không gây thêm tổn thương nếu tình trạng bệnh trở nên quá nghiêm trọng.

5 loại rau giúp hạ đường huyết nhanh

Rau xà lách

Xà lách chứa một lượng chất xơ nhất định và cũng giàu niacin. Niacin là một chất kích hoạt insulin và ăn thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, loại rau này có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa và có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày và táo bón do bệnh tiểu đường.

Mướp đắng

Mướp đắng được mệnh danh là "ngôi sao hạ đường huyết" hay "insulin thực vật". Các thử nghiệm dược lý đã phát hiện ra rằng chất saponin có trong mướp đắng không chỉ có tác dụng giống như insulin mà còn có thể kích thích giải phóng insulin và có tác dụng hạ đường huyết rất rõ ràng. Một số loại thuốc bắc cũng sẽ bổ sung thêm mướp đắng nên người ta nói mướp đắng phải thường xuyên ăn trên bàn nhậu của bệnh nhân đái tháo đường.

Cải bó xôi

Cải bó xôi chứa nhiều vitamin C và caroten có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, loại rau này có chứa các chất có tác dụng tương tự như insulin, ăn thường xuyên có thể giúp hạ đường huyết và cải thiện khả năng dung nạp glucose cho người bị bệnh tiểu đường.

Cải thảo

Cải thảo chứa nhiều loại protein, vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, sắt,… có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu cơn khát. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng táo bón, và là loại rau lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Cải chíp

Lượng đường và lượng calo trong cải chíp rất thấp, sau khi ăn sẽ không gây biến động lớn về đường huyết, hơn nữa còn chứa nhiều chất xơ, vitamin có tác dụng thúc đẩy cholesterol, giúp phòng và điều trị bệnh tiểu đường hay chứng xơ vữa động mạch.

Tác giả: Thạch Thảo