3 tội ác mang lại báo ứng nặng nề nhất: Bất hiếu, tà dâm và tội gì nữa?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, nhất cử nhất động của con người đều được Trời xanh thấy rõ. Vì vậy, "người làm trời nhìn", nên nếu bạn làm 3 điều ác sau sẽ phải chịu quả báo nặng nề.

Thứ nhất: Tội lớn nhất là bất hiếu với cha mẹ 

Sách “Luận ngữ” có viết: “Hiếu đễ là cái gốc làm người”. Trăm đức hạnh thì hiếu đứng đầu. Một người dù có được thành tựu vĩ đại như thế nào, trên đầu đội bao nhiêu vòng nguyệt quế đi nữa, nếu bất hiếu với cha mẹ, thì tất cả vinh quang kia đều trở nên vô nghĩa. Nếu bất hiếu với cha mẹ, cho dù có thành kính, kính cẩn với Thần như thế nào chăng nữa, tất cả đều là giả dối cả.

Người xưa nói: “Trăm việc thiện, chữ ‘Hiếu’ đứng đầu”, lòng hiếu thảo là đức tính tốt nhất của con người và là một trong những con đường dẫn đến thành công.

Thái độ của con cái đối với cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của họ vào thời điểm nhất định. Bởi vậy, bất hiếu với cha mẹ là một trong những “tội ác” lớn nhất, quả báo nhãn tiền.

Thứ hai: Tội tà dâm báo ứng nặng nề

Người xưa có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, trong mệnh một người cho dù đã có công danh, sự nghiệp; nhưng nếu người ấy phạm phải tâm sắc dục thì tất cả phúc phận sẽ bị mất hết.

Nếu người nào phạm phải tâm sắc dục thì tất cả phúc phận sẽ bị mất hết. (Ảnh minh họa)

Con người nếu tham luyến mỹ sắc, sẽ dẫn khởi nhiều ác niệm, làm ra những chuyện không còn liêm sỉ, đi ngược luân lý, các loại ác nghiệp cũng từ đó mà sinh ra.

Người có tâm sắc dục là những người tham lam, say mê những thứ danh lợi, dục vọng hão huyền; như vậy sẽ bị nhận quả báo tham dục không chán, tâm thế không an.

Ngày nay quan niệm xuống dốc của xã hội hiện đại lại cổ xúy phóng túng tình dục, coi nó như “cơm ăn nước uống”, thậm chí là hàng hóa để mua bán, trao đổi. Nhưng họ không biết rằng, như thế là phạm tội lớn.

Thứ ba: Khẩu nghiệp mang lại quả báo nặng nề

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Họa từ miệng mà ra, một lời không thận trọng, chiêu mời vô lượng khổ”.

Vậy nên chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, đối với lời ăn, tiếng nói cần phải cẩn trọng. Khẩu nghiệp như núi, thật là đáng sợ. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Đức Phật từng nói: “Người tạo khẩu nghiệp, sau này phải chịu thảm khổ dưới Địa Ngục”. Do vậy, vì khẩu nghiệp có thể không thận trọng sao?

Trong xã hội ngày nay nhiều người tin vào thuyết vô Thần (không tin vào sự tồn tại của Thần, Phật), không tin vào “báo ứng”, “thiện hữu thiện báo”, với họ thì tiền và lợi nhuận cá nhân được đặt lên hàng đầu. Vì lợi ích họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì; họ không có lương tâm hay ước thúc bởi đạo đức, từ đó gây ra những hậu quả không đáng có.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Tác giả: Dương Ngọc