Trẻ có 4 thói quen “xấu” này bố mẹ hãy mừng, vì chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao

22:15, Thứ tư 03/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Những thoái quen dưới đây của trẻ nhiều lúc làm nhiều bố mẹ nổi nóng, quát mắng, bất lực không biết là cách gì, Nhưng bố mẹ đừng nổi cáu với trẻ vì 4 thói quen xấu này, bởi nó là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh, với chỉ số IQ cao.

1. Đứa trẻ thích đặt câu hỏi

Không ít bố mẹ muốn điên đầu vì con mình hỏi quá nhiều. Những đứa trẻ như vậy khi đi đâu, gặp gì, làm gì cũng đều hỏi “Tại sao?”.

Chúng sẽ hỏi đến khi nào có câu trả lời thỏa đáng mới thôi. Và trong nhiều tình huống, bố mẹ cũng “bó tay” vì không biết phải trả lời như thế nào.

Bố mẹ đừng vội tức giận khi trẻ có thói quen xấu này, vì hành động này cũng là cách giúp trẻ khám phá những điều không biết. Từ đó, giúp trẻ tăng nhận thức, mở rộng tầm mắt với mọi thứ xung quanh.

Đứa trẻ càng hỏi nhiều thì càng thông minh, vì chúng hiểu biết hơn so với bạn bè cùng trang lứa và có nhu cầu khám phá thế giới nhiều hơn.

Trẻ nghịch ngợm, lắm lời, thường đặt câu hỏi... thướng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. (Ảnh minh họa)

Trẻ nghịch ngợm, lắm lời, thường đặt câu hỏi... thướng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. (Ảnh minh họa)

2. Đứa trẻ lúc nào cũng luôn tay luôn chân

Khác với những đứa trẻ trên, kiểu trẻ này lại tỏ ra đặc biệt hăng hái vận động. Khi sinh ra chúng thường khóc rất to và không ngủ nhiều như các bạn.

Bố mẹ thì nghĩ con hư vì ngủ ngày cày đêm, lớn lên cũng ít ngủ vào ban ngày. Đổi lại, chúng dành thời gian để di chuyển, lúc bé là lật, bò, tập đi. Lớn lên chút là leo trèo, không nghỉ từ lúc thức giấc cho đến giờ đi ngủ.

Những đứa trẻ này thường khiến bố mẹ đau đầu và lo lắng không biết con mình có bị tăng động hay không. Nhưng trên thực tế, đây là đứa trẻ hoạt bát, sống hướng ngoại và có khả năng hành động. Lớn lên, đó sẽ là đứa trẻ thông minh, năng động, có cơ hội thành công trong công việc và trải nghiệm nhiều thử thách trong cuộc sống.

3. Đứa trẻ lắm lời

Một số trẻ rất thích nói và hay nói. Cứ thấy ai xung quanh là chúng lại nói liên tục, thậm chí ngay cả khi ngồi chơi một mình chúng cũng có thể tự nói liên tục với chính mình, nói chuyện với đồ chơi, con vật trong nhà… Đây là quá trình trẻ học cách suy nghĩ và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Có một giai đoạn, những lời nói của trẻ người lớn nghe khá phi logic. Thậm chí không ít bố mẹ còn nổi cáu với con trẻ vì nói quá nhiều và nói toàn những điều “ngớ ngẩn”. N

hưng đó lại chính là cách để trẻ tìm hiểu và mở rộng nhận thức của mình. Bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, giảng giải cho con hiểu, đồng thời có thể sửa chữa những câu trẻ nói chưa đúng.

Những đứa trẻ nói nhiều thường là những đứa trẻ rất thông minh, lớn lên chúng được dự đoán là người có lợi thế ngôn ngữ, hoạt ngôn.

4. Đứa trẻ hay làm hỏng mọi thứ

Có những đứa trẻ rất thích tháo tung đồ đạc ra bởi chúng thực sự tò mò về những thứ chúng chưa từng biết đến.

Chúng có thể dùng tay để tháo rời đồ chơi như xem cấu trúc bên trong chiếc xe ô tô như thế nào. Hoặc lớn hơn một chút, chúng sẽ dùng tua vít, búa để tháo dỡ những đồ dùng lớn hơn.

Những đứa trẻ như vậy, đồ chơi bố mẹ mua cho chẳng mấy mà hỏng. Đồ đạc trong nhà cũng vì chúng mà “ra đi” không ít, khiến cho bố mẹ tức giận, phát cáu phải lớn tiếng mắng con nghịch ngợm, không biết giữ gìn đồ chơi.

Tuy nhiên, nghịch ngợm chính là quá trình trẻ khám phá những điều mới mẻ, nâng cao nhận thức và nạp thêm kiến thức thực tiễn cho mình. Điều đó cũng cho thấy đứa trẻ rất thông minh.

Vì thế, khi thấy con nghịch ngợm như vậy bố mẹ đừng vội vàng nổi cáu mà hãy hướng dẫn con cách tháo lắp để con vừa có thể khám phá được đồ vật, lại không làm hỏng chúng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc