Dưới đây là 5 đặc điểm quan trọng quyết định phúc tướng của một người:
1. Người bị ức hiếp, lòng không đổi sắc
Khi bị người khác ức hiếp hay bị bôi nhọ vẫn có thể giữ được sắc mặt điềm nhiên không đổi.
Kỳ thực, làm được điều này không hề đơn giản. Là con người thì chúng ta ai cũng mong muốn được người khác tôn kính, nhất là ở những chỗ đông người ngoài xã hội thì điều này lại càng quan trọng hơn nữa.
Vậy nên khi bị người khác khinh nhờn không phải là chúng ta không nhận thức được, mà ngược lại. Khi bị người khác khinh nhờn, chúng ta có thể nhìn xuyên, xem thấu được tâm can, thủ đoạn của họ nhưng vẫn nhẫn nhịn, cam tâm, vui vẻ đón nhận. Đây lại chính là người có đại trí huệ.
Và nếu như có thể mặt không biến sắc, lòng không oán hận, đây lại là cảnh giới của một người có hàm dưỡng, có trí huệ chứ không phải kẻ bình thường.
Xưa nay, người thành công đều là người đại khí, có thể bao dung độ lượng cho người khác, lòng như biển lớn dung nạp trăm sông ngàn suối.
Làm người phúc khí ắt được phúc nhân, ai là người không muốn. (Ảnh minh họa)
2. Người ban ân cho người, lòng không ghi nhớ
Giúp đỡ người khác nhưng không ghi nhớ trong lòng, thời thời khắc khắc luôn cảnh tỉnh bản thân.
Tương trợ người khác đó là bản tính lương thiện của mỗi người, là điều giúp mình vui vẻ. Cho người khác niềm vui chính là tặng cho mình nụ cười.
Làm thiện mà cầu bồi đáp thì cũng bằng như chưa làm, sẽ mất đi ý nghĩa chân chính của người hành thiện. Giúp người trong lúc khó khăn là bản năng của mỗi người, do vậy không nên vì làm được chút việc tốt mà lúc nào cũng ghi nhớ trong lòng.
Làm việc tốt mà mong cầu người khác đền ơn đáp nghĩa thì đó không còn là việc thiện, việc tốt nữa, vì lúc này nó đã trở thành một hành vi đầu cơ kiếm lợi mất rồi, bản chất đã thay đổi rồi.
3. Biết lỗi của người, không kể với người khác
Mỗi người đều có mặt tốt mặt xấu của riêng mình, không ai có thể vẹn toàn. Cổ ngữ có câu: “Nhân vô thập toàn” cũng chính là vậy.
Không nên vì người khác có chút sai phạm mà đi khắp nơi nói với mọi người. Như vậy thì không chỉ là đối với người khác không tốt mà bản thân cũng trở thành người không có hàm dưỡng. Làm như vậy cũng tự biến mình thành người xấu.
Một người có hàm dưỡng khi biết được cái sai của người khác thì nên khéo léo nhắc nhở riêng cho họ. Làm được như vậy thì người gặp lỗi cũng vui vẻ tiếp thu sửa đổi, ắt sẽ cảm kích người nhắc nhở mình như là một ân nhân.
Người có hàm dưỡng thì không nói xấu người khác sau lưng, dù cho đó là chuyện phiếm cũng không bao giờ đem người khác ra trêu đùa. Cho dù chỉ là một lời bông đùa vô ý, thì ít nhiều cũng khiến đối phương tổn thương.
Kỳ thực làm người mà không đi nói sau lưng người khác cũng là một cảnh giới của việc tu dưỡng. Nó giúp bản thân chúng ta trở nên đáng kính trong mắt người khác, giúp người khác tin tưởng mình.
4. Người bị người dối gạt, cũng không buông lời oán giận
Biết được sự xảo trá của người khác cũng không buông lời oán giận, đây chính là người đại trí tuệ, có thể vui, buồn, mặt đều không biến sắc.
Dù cho người khác có dụng tâm hãm hại thì cũng tĩnh tâm suy xét chính mình, tìm phương, nghĩ kế mà giải quyết vấn đề êm thoả.
5. Người nhận ân của người, không quên tình nghĩa
Nhận ân một giọt, báo ân một dòng, đối với ân đức của người khác phải ghi lòng tạc dạ. Có điển tích Hàn Tín khi xưa trong lúc cơ hàn gặp được người cưu mang, cho một bát cơm cứu đói.
Sau này khi thành một đại tướng quân nhưng ông vẫn không quên ơn ngày xưa mà trở về quê nhà tặng cho ân nhân năm xưa ngàn lượng vàng.
Làm người mà biết ân của người khác chính là một loại mỹ đức, học cách biết cảm ơn người khác chính là giúp bản thân mình trưởng thành hơn.
Một người có trái tim đầy lòng biết ơn, ắt phải là một người thiện lương, biết sống nhu hòa với mọi người.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm