Ở tuổi 20, không phải ai cũng có thể để ra được một khoản tiền tiết kiệm kha khá. Nguyên nhân có thể không phải do tiêu hoang mà đơn giản là do mức lương ở thời điểm đó tương đối thấp. Đây là lúc họ phải vật lộn để bắt đầu sự nghiệp, trả những khoản vay khi đi học.
Tuy nhiên, tình trạng đó nên sớm kết thúc. Một chuyên gia cho rằng, ở độ tuổi 30, bạn nên tiết kiệm được số tiền tương đương với thu nhập trung bình 1 năm. Ví dụ, nếu bạn có mức lương trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng (tương đương 120 triệu/năm) thì đến 30 tuổi, trong tài khoản tiết kiệm nên có 120 triệu đồng.
Tất nhiên, bạn mới chỉ 30 tuổi và còn rất nhiều cơ hội để tiếp tục làm việc, tích lũy thêm cho tương lai.
Để tăng số tiền tiết kiệm trong các năm tiết theo, bạn đừng bỏ qua những mẹo dưới đây.
Tiết kiệm tối thiểu 20% lương
Thu nhập ít hay nhiều không quan trọng, điều quan trọng là bạn có ý thức tiết kiệm.
Tokio Todo - một chuyên gia đầu tư và quản lý tài chính, tác giả của cuốn sách ăn khách "Nghệ thuật kiếm 300 triệu yên ở tuổi 33" - cho rằng mỗi tháng bạn nên trích ra ít nhất 20% tiền lương mỗi tháng để làm tiền tiết kiệm. Tiết kiệm luôn đặt lên hàng đầu sau đó mới nghĩ tới việc tiêu tiền.
Tiết kiệm nhiều hơn khi kiếm được nhiều hơn
Khi sự nghiệp đã ổn hơn, thu nhập tăng lên, bạn hãy tăng tỷ lệ tiết kiệm lên. Các chi phí khác cần tăng chậm hơn so với thu nhập. Đừng để bản thân rơi vào "bẫy lạm phát" mà cần tăng cường lối sống tiết kiệm.
Ưu tiên cho quỹ khẩn cấp
Mỗi người đều cần có một quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ này nên có giá trị tương đương 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Nó giúp bạn đảm bảo tài chính trong những tình huống khẩn cấp. Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng cần có quỹ này.
So với độ tuổi 20, quỹ khẩn cấp sẽ càng quan trọng hơn khi bạn bước vào tuổi 30. Lúc này nhiều khả năng bạn đã lập gia đình, sinh con và vấn đề đảm bảo kinh tế ổn định càng thêm quan trọng.
Ưu tiên cho khoản nợ có lãi cao
Hãy so sánh lãi suất của các khoản nợ và tập trung trả những khoản có lãi cao hơn trước. Thông thường, lãi suất nợ thẻ tín dụng sẽ cao hơn các khoản vay thời sinh viên. Khi đó, bạn cần phải ưu tiên trả nợ thẻ tín dụng trước.
Hạn chế dùng thẻ tín dụng
Lời khuyên dành cho bạn vẫn là nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng. Tiêu trước trả sau chính là cái hố đen không đáy, khiến bạn dễ sập vào bẫy chi tiêu, trả nợ mãi không hết. Nếu muốn tiết kiệm, hãy cắt bỏ thẻ tín dụng của mình.
Hạn chế đi siêu thị
Bạn có thể thấy rằng mỗi lần đi siêu thị, dù muốn hay không bạn cũng bỏ tiền ra mua cả những thứ mình chưa thực sự cần đến. Đây chính là lý do bạn nên hạn chế đi siêu thị. Hãy lập sẵn danh sách những món đồ cần mua trước khi bước chân vào siêu thị.
Bớt tự thưởng cho bản thân
Nhiều người cho rằng sau những ngày làm việc vất vả thì nên tự thưởng cho bản thân một món quà xa xỉ, một chuyện du lịch xa, một bữa ăn ở nhà hàng sang trọng... Mặc dù việc tự thưởng mang lại cảm giác vui vẻ nhưng không nên lạm dụng quá thường xuyên nếu không việc tiết kiệm của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cổ nhân nhắn nhủ: Đời người có 3 loại tiền nhất định phải tiêu, tiêu càng nhiều kiếm càng ra, đừng dại tiết kiệm
-
Khi về già, dù bạn có quyền thế hay nhiều tiền đến đâu, cũng phải chuẩn bị cho mình 3 đường lui
-
Để một miếng bọt biển trong tủ lạnh: Đơn giản mà được nhiều lợi ích to lớn tiết kiệm tiền triệu mỗi năm
-
Cho xà phòng vào chung với đường, tác dụng tuyệt vời tiết kiệm tiền triệu mỗi năm
-
Thả tuýp kem đánh răng dùng dở vào bể bồn cầu: Giài quyết dứt điểm rắc rối lâu ngày, tiết kiệm tiền triệu