Làm được “4 cảnh giới tu dưỡng” sau thì chắc chắc chúng ta sẽ ngày càng vững vàng hơn trong cuộc sống:
1. Đau mà không than
“Đau mà không than”; không than không phải là không đau, mà là dám đối mặt với nỗi đau một cách chính diện và tích cực.
Tuy nhiên, nói thì dễ làm lại khó. Muốn làm được “Đau mà không than”, chúng ta cần có sự kiên cường nhất định. Đặc biệt, cần có lý trí để vượt qua sóng gió trên đường đời.
“Sau khi mưa gió qua đi, cầu vồng sẽ xuất hiện lung linh màu sắc”. (Ảnh minh họa)
Kỳ thực, “Đau mà không than” chỉ có thể bắt nguồn từ một tâm hồn phóng khoáng, nội lực mạnh mẽ, vững chắc. “Sau khi mưa gió qua đi, cầu vồng sẽ xuất hiện lung linh màu sắc”.
2. Cười mà không nói
Sự trầm tĩnh như dòng nước chảy mãi không ngừng. Nó cội nguồn sinh ra mọi trí tuệ cho con người; làm dịu nỗi đau cảm tinh thần lẫn thể xác. Sức mạnh nội tâm sẽ lắng đọng thành một trải nghiệm, hun đúc thành một trí huệ ẩn sâu trong tim và thắp sáng tâm hồn.
Khi gặp chuyện không vừa ý, làm được chỉ cười mà không nói là thể hiện một tấm lòng phóng khoáng, tiêu diêu. Đó chính là kết quả của sự tu dưỡng, là phẩm chất tốt đẹp của con người.
Một nụ cười có sức mạnh không tưởng; cũng như sự im lặng đúng lúc còn hơn cả vạn lời giải thích. Có nhiều cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn trong đối nhân xử thể; không nhất thiết phải cứ đối đầu đối khẩu nhau.
3. Mê mà không mờ
Nếu có thể coi nhẹ được mất thế gian, thì khi phải đối mặt với sự mất mát, chúng ta mới có thể không bị mê mờ. Khi học được cách cân bằng trạng thái tâm lý và cảm xúc của bản thân, sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
Sự tĩnh lặng trong tâm hồn con người có khả năng tự chữa lành mọi vết thương.
Sự tĩnh lặng trong tâm con người có khả năng tự chữa lành mọi vết thương. Sống giữa cõi mê thế tục mà vẫn giữ tâm lương thiện, không mê mờ bởi 3 chữ trói buộc đời người “danh – lợi – tình” thì đã đạt sự tu dưỡng của kiểu người “không tu đạo mà đã ở trong đạo”.
4. Hoảng mà không loạn
Khi đối mặt với danh lợi, người ta rất khó tránh khỏi sự cám giỗ. Tuy nhiên, trong hoảng sẽ có động, mà trong động lại có tĩnh. Cho nên, “Hoảng mà không loạn” mới là sự tu dưỡng vững chắc.
Cổ nhân có câu: “Nếu gặp chuyện oan ức mà không kinh sợ, gặp chuyện uất hận mà không hoảng loạn, thì người này có thể đảm nhận trọng trách”. Đời người không thể tránh khỏi những lúc bị oan khuất.
Nhưng “Gặp đại sự mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường ngày”. Đây là một tâm thái xử thế ung dung tự tại. Khi gặp khó khăn vẫn không lo lắng, ngược lại vẫn giữ được tâm thái bình hòa, trầm tĩnh và điềm đạm. Quả là cảnh giới cao hơn người thường.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Nếu bạn có 3 đặc điểm này, không sớm thì muộn bạn cũng thành công và làm nên đại sự
-
Nhặt được tiền là may hay rủi? Đây có phải là điềm báo vận may tới hay không?
-
Muốn hạnh phúc, hãy biết thương mình, không có gì là 'ích kỷ' cả
-
4 kiểu người lúc nào cũng khổ
-
Sau 50 tuổi, 5 điều này quan trọng hơn hết thảy mọi điều