Sen đá
Không chỉ nổi bật với những chiếc lá dày, mọng nước, sen đá còn là cây cảnh mang theo ý nghĩa tốt lành trong phong thuỷ nên “được lòng" nhiều người. Ngoài ra, sen đá còn có khả năng “mọc lại chồi mới" khi lá rụng nên trở thành biểu tượng cho sự vĩnh cửu và gắn bó bền chặt. Vì sen đá càng nhiều lá, lá càng dày càng gọn thì sẽ càng đẹp nên bạn không nên để cây mọc quá dài và cao.
Khi trồng sen đá, bạn nên đặt chậu cây ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài thường cao nên bạn cần chú ý che nắng. Còn vào các thời điểm khác, có thể mang sen đá ra phơi nắng từ 4 đến 6 giờ đồng hồ mỗi ngày để cây phát triển “vừa phải”. Trong trường hợp sen đá có lá quá dài, bạn nên dùng kéo cắt bỏ và chờ đến khi lá khô dần là được.
Lan càng cua
Hoa của chúng thường mọc từ phần ngọn và buông rủ xuống với nhiều màu rực rỡ khác nhau như hồng, tím, trắng, cam, đỏ, vàng…
Sau một thời gian trồng lan càng cua, bạn sẽ thấy chúng càng dài, hình dáng cây xấu và mọc ít hoa hơn, thậm chí còn không có hoa.
Sở dĩ như vậy là vì rễ của lan càng cua mảnh và yếu. Thế nhưng dù cành cây dài hơn nhưng bộ rễ của chúng không dài ra và không đủ khả năng dinh dưỡng nên có thể khiến cây bị đổ và không ra hoa. Vì vậy, bạn cần cắt tỉa lan càng cua chăm chỉ khi trồng loại cây này.
Hoa sống đời
Là loại cây cảnh có thân khá ngắn, lá dày và hoa nở thành những chùm nhỏ, cây sống đời được nhiều người yêu thích và mua về trồng trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu cành hoa sống đời mọc quá dài thì lá của chúng sẽ nhỏ lại, cành yếu và khó nở hoa. Nếu không chăm sóc cẩn thận, cây sống đời của bạn sẽ mất đi giá trị trang trí.
Do vậy, bạn không chỉ cần che chắn chậu hoa sống đời mà còn chú ý tưới nước hợp lý để tránh khiến cây “phát triển quá mức". Sau khi cây nở rộ vụ đầu tiên, bạn cần cắt tỉa kịp thời để chậu sống đời không mất nhiều chất dinh dưỡng và sớm nở vụ hoa tiếp theo.
Phong lữ thảo
Phong lữ thảo là cây cảnh vừa có hình dáng lạ mắt vừa có màu sắc rực rỡ. Có lẽ vì thế mà nhiều người mua phong lữ thảo về trồng trong các chậu đặt ở bậu cửa sổ hoặc ban công. Tuy nhiên, khi trồng và chăm sóc phong lữ thảo, bạn cần thường xuyên cắt tỉa khi cây còn non để chúng gọn gàng hơn. Chờ đến khi cây cao khoảng 10cm thì nên bấm ngọn để có thể thúc đẩy sự nảy mầm của cành mới. Sau đó, tiếp tục bấm ngọn kịp thời khi cành mới mọc ra đến lúc cây có dáng đẹp là được.
Bên cạnh đó, khi bông phong lữ thảo nở, bạn cũng cần cắt tỉa những bông còn lại và tạo hình để cây tiếp tục ra hoa vào vụ sau. Nếu biết cách chăm sóc hợp lý, chậu phong lữ thảo của bạn sẽ nở hoa quanh năm và lúc nào cũng rạng rỡ.
Tác giả: Minh Thu
-
Loại cây phong thủy này thơm ngát nhà lại như mèo thần tài giúp gia chủ phú quý giàu sang
-
Thiết bị âm thầm ngốn điện hơn cả điều hòa, dùng xong nhớ rút phích cắm kẻo hóa đơn tăng vọt
-
Mẹo nấu chè đậu đen nhanh nhừ trong 5 phút, đậu bở tơi, bùi thơm hết nấc
-
Tác dụng tuyệt vời của việc bôi kem đánh răng vào lòng bàn chân, cả nam và nữ đều hưởng lợi
-
Không chỉ để mượt tóc, dầu xả còn 12 công dụng hữu ích ai cũng cần nhưng nhiều người chưa biết