4 ngành học nghe tên rất "kêu" nhưng luôn dư thừa nhân lực, dễ thất nghiệp trong 5 năm tới

( PHUNUTODAY ) - Những ngành học dưới đây dễ thất nghiệp trong 5 năm tới, sinh viên ra trường có tỷ lệ làm trái nghề rất cao.

Ngành tâm lý học

Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác.

Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo, viết nội dung content..

Chuyên ngành Lịch sử

Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức.

Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

Ngành sư phạm

Trong danh sách những ngành dễ thất nghiệp cao nhất hiện nay đứng đầu là khối ngành Sư phạm – một ngành học được Bộ Giáo dục & Đào tạo báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực trong những năm gần đây. Theo báo cáo có khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp và 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa trên khắp cả nước.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, thực trạng này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là số lượng học sinh ở các bậc học giảm do tác động của việc thực hiện kế hoạch gia đình, hệ thống các trường đại học, cao đẳng sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm.

Ngành công nghệ môi trường

Công nghệ môi trường là một trong những ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.

Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo. Vì thế đây cũng là một trong những ngành dễ thất nghiệp.

Tác giả: Min Min