4 sai lầm khi cho trẻ ăn tôm không thấy dưỡng chất, chỉ gây hại sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Món tôm chứa nhiều canxi, sắt, khoáng chất …tốt cho bé, nhưng nếu mẹ cho ăn theo cách này gây thêm bệnh.

Cho con ăn vỏ tôm nhiều canxi

Nhiều bà mẹ thường có quan niệm sai lầm rằng trong thành phần của vỏ tôm có chứa nhiều canxi, còn thịt tôm thì không có nhiều. Và vì thế, họ thường tìm cách tận dụng vỏ tôm xay nhuyễn rồi đun lấy nước nấu cháo hoặc súp cho bé ăn. Nhưng trên thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phần vỏ tôm không nhiều chất canxi, bằng phần thịt tôm. Ngoài ra, khi mẹ cho bé ăn nhiều vỏ tôm còn dễ gây hóc cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Ăn đầu tôm bổ mắt cho bé

Theo quan niệm từ ông cha ta để lại thì ăn gì bổ nấy. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ thường cố gắng cho con ăn đầu tôm, mắt tôm để bổ trí não và bổ mắt. Nhưng trên thực tế thì phần đầu tôm chính là phần chứa phân tôm nên có nhiều vi khuẩn. Bởi tôm là động vật khác biệt đầu tôm chính là nơi chứa chất thải nên không hề tốt như mẹ nghĩ.

Không ăn vỏ tôm

Cho con ăn tôm khi bị ho

Nếu như con của bạn đang bị ho hoặc mắc bệnh về đường hô hấp thì bạn nên cho bé tránh xa món tôm, bởi việc ăn tôm là cho bé ăn tôm khi bị ho khiến cho bệnh tình của bé càng nên tăng nặng. Đặc biệt là với những bé đang sử dụng thuốc mà cho bé ăn tôm sẽ khiến cho thuốc bị mất đi tác dụng. Bên cạnh đó, việc bạn cho bé ăn tôm kho ho còn khiến cho sức khỏe của bé suy giảm.

Cho con ăn tôm cùng lúc với trái cây giàu vitamin C

Nếu bạn cho con mình ăn tôm hoặc uốn nước cam thì nên để cách xa khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Mẹ không nên cho bé ăn hai thực phẩm này cùng một lúc. Bởi tôm là một loại hải sản nếu như kết hợp chung với trái cây chứa vitamin C sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Thêm vào đó, phần vitamin C trong những loại quả như cam, quýt, chanh… sẽ phá hủy dinh dưỡng trong tôm và gây cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể dễ gây nên bệnh sỏi thận cho bé.

Không cho bé ăn tôm khi đang ho hoặc uống thuốc

Cách chọn tôm tươi ngon cho bé

Quan sát thân tôm và đầu tôm: Khi mua tôm các mẹ nên lưu ý chọn những con tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường. Mẹ nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn. Đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân. Các mẹ tuyệt đố không nên mua những con tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.

Quan sát đuôi tôm: Để biết tôm tươi ngon hay không mẹ nên kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp bạn xác dịnh được độ tuơi sống của chúng. Để kiểm tra độ tươi của tôm, bạn chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.

Tác giả: Min Min