Theo đó, nếu cải cách tiền lương vào năm 2024 thì công chức, viên chức cũng thuộc một trong những đối tượng được thực hiện chính sách này theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.
Có 1 số nội dung nổi bật mà công chức cần nắm chắc, bao gồm:
Căn cứ theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Bảng lương mới sẽ được xây dựng dựa theo vị trí việc làm cụ thể của từng chức vụ, chức danh.
Trong đó, cơ cấu tiền lương của cán bộ công chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Xây dựng 5 bảng lương mới
Xây dựng 1 bảng lương chức vụ
Cụ thể, xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương này được xây dựng theo nguyên tắc: Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Bảng lương này xây dựng theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang
Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Phụ cấp nào bị bãi bỏ và phụ cấp nào gộp lại?
Cắt bỏ 05 khoản phụ cấp:
- Phụ cấp thâm niên nghề;
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Gộp phụ cấp:
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
- Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Những khoản phụ cấp nào tiếp tục áp dụng
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động.
Tổng thu nhập của cán bộ công chức sẽ tăng hay giảm khi thực hiện cải cách tiền lương?
Lương công chức có giảm khi cải cách tiền lương không thì theo Nghị quyết 27, Bộ Chính trị còn bổ sung thêm tiền thưởng vào tổng thu nhập của công chức.
Cụ thể, trong cơ cấu thu nhập của công chức sẽ được bổ sung thêm 10% tổng quỹ lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Đây là khoản tiền được bổ sung thêm căn cứ vào năng suất làm việc, hiệu quả công việc… nhằm khích lệ công chức yên tâm công tác.
Từ các lý do trên, có thể thấy, cải cách tiền lương hoàn toàn không làm giảm lương công chức. Mặc dù có bãi bỏ một số phụ cấp nhưng đồng thời, vẫn đảm bảo tỷ lệ phần trăm phụ cấp là 30% trong tổng quỹ lương và bổ sung thêm tiền thưởng cũng như xây dựng bảng lương không “cào bằng”.
Do đó, thu nhập của công chức sắp tới sẽ thực sự thực chất theo đúng năng lực của từng đối tượng công chức khác nhau. Nếu cùng chức vụ, vị trí việc làm thì sẽ được hưởng lương bằng nhau…
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ngành học đang rất khát nhân sự nhưng ít trường đào tạo, mức lương lên tới 30 triệu đồng/tháng
-
Bắt đầu từ 22/10: 4 đối tượng mua xe được miễn lệ phí đăng ký, cấp biển số xe
-
Cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản, chính xác
-
Từ tháng 12: Đối tượng bắt buộc phải khai báo giao dịch khi chuyển khoản từ 500 triệu trở lên
-
Đi làm sổ đỏ năm 2023 phải mang theo giấy tờ gì? Người dân cần biết sớm