1. Cho con được trao đổi một cách bình đẳng
Có không ít những ông bố, bà mẹ thường đặt nặng vị trí của mình lên trên con cái. Họ cho rằng, mình làm bố, làm mẹ của con là người sinh ra con thì được quyền ra lệnh hay áp đặt cuộc sống của con. Dù cho họ có phạm lỗi, nhưng cũng không cần phải chủ động xin lỗi với con, chứ đừng nói đến việc ngồi nói chuyện cùng con một cách bình đẳng. Đa số, khi con phạm lỗi các cuộc nói chuyện giữa con và cha mẹ, thì cha mẹ sẽ luôn là bên quát mắng và trẻ chỉ nghe và xin lỗi lại chứ rất ít khi để có thể nói nguyên nhân tại sao.
Trong quá trình khôn lớn, những đứa trẻ là đứa con nhưng cũng là một cá thể con người riêng biệt, vì vậy chúng cũng cần được tôn trọng và lắng nghe từ bố mẹ. Trẻ được trao đổi bình đẳng với cha mẹ thì khi bị bố mẹ phạt vì lỗi sai thì chúng sẽ tiếp thu được vấn đề một cách đúng đắn và nghiêm túc khắc phục lỗi sai của mình.
Nếu bố mẹ có thể ngồi xuống để cùng trò chuyện, trao đổi mọi điều, thì trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, ấm áp của bố mẹ. Từ đó trẻ cũng trở nên yêu thương, thấu hiểu và đồng cảm với bố mẹ hơn. Không chỉ vậy, khi gặp phải bất kỳ một vấn đề khó khăn nào, trẻ cũng sẽ tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ, để nhờ bố mẹ "gỡ rối".
2. Cho phép con đặt câu hỏi
Trẻ con như một trang giấy trắng, chúng quan tâm và tìm hiểu những vẫn đề trong cuộc sống để có thể tô vẽ lên trang giấy đó thật sinh động. Trong quá trình đó, không ít những hiều kỳ, những mới lạ mà chúng cần có người giải đáp và người đầu tiên tìm đến đó là cha mẹ.
Đặc biệt, khi lên 4 tuổi, trẻ có thể bắt đầu đặt nhiều câu hỏi liên quan đến sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống và mong muốn tìm được một câu trả lời thoả đáng. Với những suy nghĩ đơn giản như vậy, nhưng không ít những trường hợp thay vì nhận được câu trả lời trẻ lại nhận được những lời than phiền, nóng giận, phớt lờ hay những câu trả lời cho qua chuyện của bố mẹ do họ bị làm phiền.
Những việc làm, hành động như vậy của bố mẹ, sẽ khiến con bị cảm thấy rất buồn và gây nên những tổn thương về tâm lý, sau này dù có muốn con hỏi thì cũng không được nữa. Những lúc như vậy, trẻ sẽ cho rằng bố mẹ không yêu thương hay quan tâm đến mình và mất đi hứng thú để khám phá thế giới xung quanh. Cũng từ đó, dần dần trẻ sẽ mất đi sự sáng tạo, năng động, tự tin vốn có của một đứa trẻ. Chúng thà tự giải quyết còn hơn đi hỏi sau rồi lại không nhận được gì. Vì thế, trước thắc mắc của con, bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích và cùng con khám phá mọi điều, từ đó giúp con tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, phát triển vượt bậc và hình thành sự tự tin, ham học hỏi - đặc điểm của những người thành công trong cuộc sống.
3. Cho con chạy thoái mái, tự do
Trong công viên, không khó để thấy những đứa trẻ dù đang vui chơi cùng với các bạn nhưng đều không được đi xa mà phải luôn ở sát bên bố mẹ. Nếu đi xa một chút, trẻ có thể bị bố mẹ khiển trách, la mắng. Việc làm này của bố mẹ là điều đáng để chúng ta khen ngợi. Đơn giản, họ chỉ đang lo lắng cho sự an toàn của con, sợ con gặp phải những trường hợp nguy hiểm như không may bị ngã hay bị kẻ xấu sẽ lợi dụng cơ hội để làm hại. Tuy nhiên, cách làm này của bố mẹ cũng vô tình làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.
Đối với một đứa trẻ, tự do chính là chất xúc tác cho sự phát triển nhân cách trong tương lai. Khi cảm thấy tự do, trẻ mới có thể khám phá thế giới theo mong muốn của mình, ngược lại, trẻ rất có thể hình thành nên tính cách gắt gỏng, mặc cảm hay tự ti. Theo một số nghiên cứu tâm lý học về sự tự do ở trẻ cho thấy, những đứa trẻ không được tự do, chơi đùa thoải máu với các bạn rất dễ trở thành nhưng đối tượng của bạo lực học đường.
Vì vậy, thay vì cứ giữ trẻ kè kè bên mình, cha mẹ nên để trẻ tự do thoái mái và chạy nhảy vui chơi với bạn bè nhưng cần nằm trong tầm mắt của mình. Không chỉ vậy, cha mẹ cũng cần phải chú ý đến con liên tục không nên lơ là để trẻ ham chơi sẽ rất khó tìm. Đến khi con đã lớn hơn một chút như học lớp 3-4 thì cha mẹ có thể dạy cho con những biện pháp phòng tránh nguy hiểm khi vui chơi cũng như không để người xấu lợi dụng, đảm bảo khi con chơi, ban vẫn biết con sẽ chơi ở đâu và gia hạn giờ về cho con.
4. Cho phép con thỏa sức sáng tạo
Trẻ em có tư duy đơn giản, nhưng cũng vô cùng sáng tạo. Ví dụ như chỉ cần trông thấy một bông hoa nhỏ ven đường là chúng có thể tưởng tượng, trình bày ra vô số nhưng ý nghĩa khác nhau. Nếu cha mẹ cứ cố gắng áp đặt con theo kiểu giáo dục khuôn mẫu sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo này của trẻ, làm mọi thứ một cách máy móc và theo đúng đáp án có sẵn.
Ngược lại, nếu trẻ có thể thoả sức sáng tạo sẽ giúp phát huy tối đa được năng lực bản thân. Mặc dù kết quả của những ý tưởng táo bạo này có vẻ kỳ lạ, thậm chí là có phần thái quá nhưng quá trình này lại vô cùng thú vị, ấn tượng hơn là những đáp án rập khuôn, có thể khiến cha mẹ bất ngờ cũng như vui vẻ vì con có thể những điều thú vị như vậy. Hơn nữa, khi sáng tạo, trẻ sẽ suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, giúp nâng cao khả năng tư duy cũng như ứng xử tình huống một cách khéo léo hơn.
Vì thế, cha mẹ không nên hạn chế, áp đặt con trong suy nghĩ và hành động. Hãy cho con thoả sức làm những điều bản thân mong muốn. Hãy động viên, khích lệ sự sáng tạo, ham học hỏi của con.
Tác giả: Minh Hằng
-
Nguyên nhân khiến cho trẻ bám víu cha mẹ và giải pháp khắc phục
-
'Mẹ ơi, mẹ đừng đi làm, mẹ ở nhà với con đi', mẹ nên trả lời con như thế nào?
-
Liệu có nên cho trẻ tiền tiêu vặt khi đến trường hay không, câu hỏi khiến cha mẹ ai cũng đau đầu
-
Cha mẹ thông minh sẽ thường xuyên hỏi con 4 câu hỏi này trước khi đi ngủ
-
Quy tắc "10 không" trong nuôi dạy con khiến trẻ lớn lên thông minh lại độc lập, lễ phép