1. Dấu hiệu ung thư phổi
Ho dai dẳng
Khi cảm lạnh thông thường hoặc bệnh hô hấp cũng khiến chúng ta bị ho. Nhưng nếu vấn đề này kéo dài hơn 1 tháng, bạn nên đi kiểm tra.
Ngoài ra, bạn cũng nên nói với bác sĩ biết nếu bạn bị ho liên tục và mỗi lần ho bạn bị đau tức ngực.
Khó thở hoặc thở khò khè
Bệnh nhân ung thư phổi thường cảm nhận được sự thay đổi trong nhịp thở. Khó thở hoặc thở không đều là dấu hiệu những báo hiệu phổi của bạn có vấn đề.
Tương tụ, thở khò khè giống như một triệu chứng dị ứng của cơ thể. Nó chỉ xảy ra khi phổi của bạn bị tắc nghẽn hoặc bị chặn.
Giọng khàn
Ung thư phổi có thể bắt đầu đè vào dây thần kinh kiếm soát thanh quản. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói của mình, hoặc là rất trầm hoặc rất khan. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần.
Sút cân không lý do
Bạn đã bị sút cân mà không hiểu lý do vì sao? Mặc dù việc giảm cân dễ dàng khiến bạn cảm thấy mừng, tuy nhiên đó cũng có thể là một vấn đề khiến bạn cần phải xem xét lại.
Cùng với những triệu chứng khác, giảm cân bất thường có thể trực tiếp là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm này.
2. Những thói quen tốt để ngăn ngừa ung thư phổi
Không hút thuốc
Điều này có thể nói là rất quan trọng, bởi vì một tỷ lệ lớn bệnh nhân bị ung thử phổi và tử vong là do yếu tố này, vì vậy nếu bạn không muốn bị ung thư phổi, thì trước hết, bạn phải từ chối hút thuốc, bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt.
Nếu bạn đã nghiện, hãy cố gắng kiểm soát bản thân để hút thuốc ít hơn, bạn có thể phát triển một số sở thích khác của mình để chuyển sự chú ý và cai thèm, bạn có thể đi chơi với bạn bè, tập thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng và những thứ tương tự, cố gắng tránh ngồi một mình dễ dẫn đến thèm hút thuốc.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, thường xuyên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe phổi
Nếu bạn muốn tránh xa căn bệnh liên quan đến phổi, ăn uống đúng cách, tốt cho phổi cũng là nhiệm vụ chính để đảm bảo sức khỏe của bộ phận này.
Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chức năng nuôi dưỡng phổi và chăm sóc điều hòa chức năng phổi, như khoai mỡ, nấm trắng (ngân nhĩ), hoa huệ và lê…
Trong những khoảng thời gian bình thường hàng ngày, bạn cũng có thể ăn thêm nhiều trái cây và rau quả, bởi vì những thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, có thể ngăn ngừa ung thư tế bào trong cơ thể một cách hiệu quả và giảm nhẹ khả năng sản sinh các tế bào xấu, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi.
Đồng thời, hãy tạo thói quen giảm lượng thức ăn cay và thực phẩm có tính kích thích, chẳng hạn như hành, tỏi, gừng, hạt tiêu,… và chú ý hạn chế ăn các thực phẩm gây kích ứng như thực phẩm chiên và các món kiểu hun khói.
Lắng nghe cơ thể, nếu có vấn đề phải đi khám và điều trị kịp thời
Trên thực tế, cơ thể chúng ta thường xuyên xuất hiện những triệu chứng bất thường, các bác sĩ gọi là các dấu hiệu cảnh báo bệnh.
Nhưng mọi người đều đã biết rất rõ việc cần phải đi khám sớm để điều trị, nhưng có rất ít người đã thực hiện một cách triệt để, đặc biệt là khi có những rắc rối sức khỏe đơn giản, những vấn đề nhỏ tương đối phổ biến mà bạn đã gặp trước đó. Trong trường hợp này bạn sẽ rất khó bắt bản thân phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Tuy nhiên, điều này thực sự không đúng. Nhiều người do ngại ngần hoặc chần chừ đi khám đã kéo dài tình trạng bệnh, để bệnh phát triển, bệnh nhẹ đã biến thành bệnh nặng sau đó.
Ví dụ, khi một người bị viêm phổi nhưng không điều trị, đến một ngày nào đó có thể sẽ bị ung thư phổi.
Vì vậy, nếu bạn không muốn bị ung thư phổi, bạn nên hình thành thói quen tốt để phòng và chữa khỏi bệnh cũng như tìm mọi cách điều trị y tế kịp thời.
Khi sử dụng thuốc, đặc biệt là bạn không được lạm dụng tùy tiện những loại thuốc kích thích tố sinh dục và thuốc gây độc tế bào để ngăn ngừa nguy cơ gây ra ung thư.
Phát triển thói quen kiểm tra thể chất thường xuyên
Nếu bạn có thói quen tốt này, thì có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt đối với một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, thời gian điều trị rất quan trọng và kiểm tra thể chất thường xuyên có thể giúp các bác sĩ sớm phát hiện kịp thời các bất thường trong cơ thể, để kịp thời điều trị.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nam giới trung niên (khoảng sau 40 tuổi), đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc lá, nên chú ý đi khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ thường xuyên, để có thể phát hiện bệnh phổi và điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngơ ung thư phổi, có thể được điều trị sớm hơn, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao khoảng đến 90% hoặc hơn. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, việc điều trị về cơ bản không còn là vấn đề có thể thực hiện được, tỉ lệ chữa khỏi rất thấp.
Tác giả: