Thay đổi tài khoản ngân hàng
Các ngân hàng khác nhau sẽ có những chính sách khác nhau nhằm cạnh tranh và thu hút khách hàng. Nếu mỗi tháng bạn phải gánh quá nhiều khoản chi cho tài khoản ngân hàng của mình chẳng hạn như phí SMS, phí internet banking,… thì bạn nên cân nhắc thay đổi sang một tài khoản ngân hàng mới. Bạn cũng nên lựa chọn ngân hàng có chính sách lãi suất hấp dẫn để giúp tiền lãi của bạn tăng lên.
Như vậy, bạn vừa cắt giảm được chi tiêu, vừa gia tăng được số tiền mình có.
Ưu tiên tiết kiệm mọi lúc mọi nơi
Chắc hẳn bạn sẽ thấy vui thích khi cho tay vào chiếc áo lâu không mặc và thấy có tiền trong đó. Hãy gửi số tiền đó vào quỹ tiết kiệm thay vì dùng nó để ăn chơi. Với các khoản tiền như tiền thưởng, hoàn thuế,… bạn cũng hãy làm như vậy. Với cách làm này, bạn sẽ không cho mình cơ hội được ăn tiêu hoang phí và làm dày quỹ tiết kiệm một cách triệt để.
Nắm vững nguyên tắc 30 ngày
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc kiểm soát tài chính cá nhân là tránh xa những ham muốn nhất thời. Đợi 30 ngày để quyết định việc mua sắm một món hàng chính là một cách tuyệt vời để bạn thực hiện được nguyên tắc này.
Nếu sau một tháng mà bạn không còn muốn mua nó nữa thì bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền. Sự chờ đợi giúp bạn nhận ra món hàng đó có xứng đáng để bỏ tiền hay không.
Ăn cơm nhà nhiều hơn
Bận rộn và mệt mỏi với công việc có thể khiến bạn không còn muốn vào bếp. Với người không thích nấu nướng thì lại càng muốn ăn ở ngoài. Nhưng nếu muốn tiết kiệm bạn hãy ăn cơm nhà nhiều hơn. Nếu là người thường xuyên ăn ngoài, hãy bắt đầu điều chỉnh bằng cách ăn ít nhất tại nhà 2 lần mỗi tuần, sau đó tăng lên 3 lần, 4 lần,…
Bạn có thể sơ chế sẵn thực phẩm cho các bữa tối đơn giản trong tuần từ ngày chủ nhật. Như vậy, bạn sẽ có những món ăn ngon mà không mất nhiều thời gian.
Lên danh sách những món cần mua trước khi đi mua sắm
Chỉ nên đi mua sắm khi bạn có trong tay danh sách cần mua. Và khi đi mua sắm bạn chỉ nên mua những món đồ đã có trong danh sách. Nếu không, bạn có thể sẽ mua rất nhiều, chi tiêu quá tay.
Khi lên danh sách, bạn cũng không lo bỏ quên món đồ gì, tránh việc mua thừa.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Cứ mắc phải 4 sai lầm này bảo sao nghèo vẫn hoàn nghèo, không ngóc đầu lên được
-
8 món đồ bạn có thể thoải mái chọn thứ rẻ nhất, không phải đắt tiền mà đã chất lượng hơn
-
Mách bạn cách chi tiêu "luôn đúng", nên áp dụng dù đã có gia đình hay còn độc thân
-
Lương 5-7 triệu vẫn sống thoải mái, có sổ tiết kiệm trăm triệu 'dắt túi' nhờ 4 phương pháp chi tiêu đơn giản
-
5 món đồ gây lãng phí tiền bạc, ai mua rồi cũng thấy tiếc