Mách bạn cách chi tiêu "luôn đúng", nên áp dụng dù đã có gia đình hay còn độc thân

08:12, Thứ tư 20/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Mỗi tháng, bạn thường tiêu xài vượt số tiền mình có và dẫn đến tình trạng thâm hụt, phải đi vay mượn. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần phải có một kế hoạch chi tiêu hợp lý và bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách giúp chi tiêu tiết kiệm hiệu quả nhất, cùng tham khảo.

Lập ngân sách chi tiêu

Lập ngân sách chi tiêu sẽ giúp bạn quản lý những khoản thu chi một cách dễ dàng bởi vì toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng mục riêng và mỗi mục sẽ có một hạn mức chi tiêu phù hợp, tránh tình trạng chi tiêu vượt quá số tiền bạn có và dẫn đến tình trạng vay mượn.

Theo dõi thu chi

Sau khi lập ngân sách chi tiêu thì việc theo dõi là một điều quan trọng bởi vì bạn sẽ có thể giám sát được các khoản chi tiêu của mình hằng ngày và điều chỉnh chi tiêu hợp lý.

Bạn có thể sử dụng một quyển vở hoặc cuốn sổ và ghi chép các khoản thu, chi để thuận tiện cho việc theo dõi. Ngoài ra, bạn còn có thể theo dõi thông qua điện thoại bằng việc tải về máy một số ứng dụng như: Sổ thu chi Misa, Money Lover ,... hoặc sử dụng Excel.

bat-mi-10-cach-chi-tieu-tiet-kiem-hieu-qua-ban-nen-ap-dung-202106091318119735

Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép

Bạn thường xuyên để dư đồ ăn sau mỗi bữa cơm hoặc hay đi ăn ngoài cùng bạn bè là những nguyên nhân khiến cho chi phí về ăn uống vượt quá hạn mức cho phép. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tập những thói quen sau đây để tiết kiệm được một khoản tiền kha khá

Dành thời gian để nấu ăn ở nhà, hạn chế ra hàng quán. Nên mua đồ ăn cho cả tuần mỗi khi đi mua sắm rồi tích trữ trong tủ lạnh và lên lịch nấu ăn cho cả tuần.

Sau mỗi tháng, kiểm tra lại khoản tiền dành cho việc ăn uống để từ đó điều chỉnh, cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Mỗi khi lãnh lương, hãy nghĩ tới các vấn đề cần phải chi, lập bảng ngân sách thu chi và đề ra một mức chi tiêu nhất định cho việc ăn uống.

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,… 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,… 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…

Phương pháp 6 chiếc lọ

Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:

55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,… 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,… 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,… 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,… 5% cho từ thiện.

Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:

  • Chi tiêu thiết yếu: 5.500.000đ
  • Giáo dục: 1.000.000đ
  • Tiết kiệm: 1.000.000đ
  • Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 1.000.000đ
  • Đầu tư: 1.000.000đ
  • Từ thiện: 500.000đ

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí.

Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi người. Giảm giá, tặng quà, mua 1 tặng 1,… là cách các nhãn hàng, siêu thị thu hút người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đừng chỉ vì thấy rẻ mà mua bừa. Cần suy nghĩ xem: Món đồ đó có công dụng gì? Nó có phù hợp với mình hay không? Sau đó hãy quyết định mua. Món đồ dù có rẻ nhưng nếu không sử dụng được, nó cũng trở thành một sự lãng phí.

Do đó, đừng để bị chương trình khuyến mãi “quét sạch” hầu bao của bạn. Cần có kế hoạch mua sắm khoa học với hạn mức cụ thể. Tránh mua sắm quá nhiều ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu khác.

Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước

Đây là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt áp lực lên hóa đơn điện, nước hàng tháng. Đồng thời, bảo vệ tài nguyên quốc gia.

Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…

Những thói quen này cần được duy trì thường xuyên bởi tất cả thành viên trong gia đình để đạt được kết quả tốt nhất.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc