5 đặc điểm của kẻ tiểu nhân: Xem ai xung quanh bạn có chỉ 2 đặc điểm trong số này cũng nên tránh xa

( PHUNUTODAY ) - Tiểu nhân thường dùng lời lẽ ngon ngọt để thỏa mục đích.

Chuyên gia nịnh nọt, “thảo mai”

Khi tiếp xúc với ta, họ gần gũi thân thiện và tỏ ra chân tình.

Chính sự chân thành, những lời khen ngợi ấy khiến ta dễ dàng buông bỏ rào chắn bảo vệ mình xuống, tin tưởng và xem trọng họ.

Khi đã tin cậy ai đó, ta rất dễ “buột miệng” nói ra những điều bí mật có hại cho chính mình mà vẫn đinh ninh nghĩ rằng họ sẽ giữ kín giúp ta.

Thế nhưng, chỉ cần ta quay lưng, mọi bí mật sẽ bị tung hê, khiến ta tựu đẩy ta vào thế bất lợi mà không hề hay biết.

Người ngon ngọt trước mặt nhưng lén đâm sau lưng

Đi làm hay càng ra đời tiếp xúc nhiều người thì dạng “mật ngọt chết ruồi” là vô vàn. Vừa gặp gỡ là vội vàng quàng vai thân mật, chị chị em em ngọt xớt là kiểu gì cũng nên đề phòng. Đồng ý có người tốt tính thật, bụng dạ xởi lởi nhưng bạn đâu dám chắc chuyện của mình sẽ không bị lan truyền khắp công ty hay cả xóm đều biết sau khi lỡ trút ruột gan tâm sự. Hay cứ nghĩ họ tận tình khuyên nhủ, đưa lời đao to búa lớn nhưng sau lưng nói xấu bạn không thương tiếc.

Chuyện gì nhanh quá cũng thường đi kèm bất trắc, thấy người nào bắt thân trong vài nốt nhạc cũng nên đề phòng, tự hỏi liệu có ẩn chứa mưu mô gì không. Tiểu nhân thường dùng lời lẽ ngon ngọt để thỏa mục đích.

Người thích dùng đạo đức để phán xét người khác

Đây là dạng người tránh càng xa càng tốt, vì biết đâu chừng có ngày bạn trở thành “tội đồ” để họ mặc sức dùng đạo đức để xử tội. 70 chưa gọi là lành, chẳng ai đủ tự tin vỗ ngực xưng tên là tôi hoàn hảo nện tốt nhất cứ sống phải đạo nhất có thể, còn lại ai sai thì đừng cố góp lời chê bai để nâng tầm bản thân mình lên.

Lời nói triết lý tưởng hay ho, có thể làm bàn nâng để nhân cách cao hơn nhưng dễ thành sáo rỗng, vô nghĩa khi bạn sống tồi tệ. Như câu chuyện về người rao giảng đạo đức kinh doanh để bị phát hiện buôn bán hàng kém chất lượng ở trên. Phải đến cuối đời mới rõ ai tốt ai xấu nên tốt nhất giữ thái độ khiêm nhường, sống tốt tự khắc mọi người sẽ nể nang hữu xạ tự nhiên hương thay vì dùng đạo lý như lớp phục sức để mọi người kính nể.

Luôn đổ trách nhiệm cho người khác

Người tiểu nhân rất mồm mép, dù sai rành rành nhưng họ luôn tìm mọi cách để đùn đẩy trách nhiệm sang một người khác, bắt một người khác phải đắng cay chịu trách nhiệm thay mình.

Chưa kể, nếu biết chuyện xấu của mình sắp bại lộ, họ sẽ thêu dệt một câu chuyện hoàn toàn khác và kể lể với từng người một.

Đây chính là cách để khi mọi việc bị phơi bày, ai cũng tin họ không sai và bị hãm hại nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược.

Thích nói xấu sau lưng người khác

Người tiểu nhân thường rất khéo ăn nói, trước mặt ta họ sẽ khen ngợi ta hết mực và “dìm hàng” người vắng mặt.

Thế nhưng, trước mặt người kia họ lại nói ta không ra gì, cách làm này khiến họ được lòng cra đôi bên nhưng lại ngấm ngầm chia cắt tình cảm tốt đẹp của hai người bạn.

Vậy nên, khi nghe người khác nói xấu về một người không có mặt ở đó với ta, ta đừng vội mừng mà hãy nghĩ rằng nếu họ có thể nói xấu người kia thì ta chắc chắn cũng là nạn nhân.

Tác giả: Vũ Ngọc