Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
Kinh nguyệt có thể không đều khi nữ giới mới bước vào giai đoạn dậy thì vì lúc này cơ thể chưa hoàn thiện bộ máy sinh sản. Thế nhưng nếu đến tuổi trưởng thành mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn rối loạn thì đó có thể là dấu hiệu của vô sinh.
Chu kỳ kinh bình thường của nữ giới kéo dài 28 – 35 ngày. Trường hợp kinh nguyệt thay đổi thất thường, lúc sớm lúc muộn, lượng máu kinh lúc nhiều lúc ít, có kèm các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng dữ dội thì bạn nên đi khám sớm.
Đau bụng bất thường trong kỳ kinh nguyệt
Đau bụng kinh là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá dữ dội tới mức bạn thường xuyên phải dùng tới thuốc giảm đau thì rất có thể đó là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. Có nghĩa là niêm mạc tử cung phát triển ở bên ngoài nó.
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ, có khoảng ½ số phụ nữ vô sinh vì tình trạng này. Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc tránh thai nội tiết tố.
Tắt kinh kéo dài
Tuổi dậy thì của bé gái thường từ 10 – 16 tuổi. Nhưng nếu sau tuổi 18 mà bạn vẫn chưa thấy có kinh nguyệt hoặc đã từng có kinh nguyệt nhưng bị tắt kinh liên tục trong ít nhất 6 tháng thì được xem là vô kinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô kinh, tắt kinh như rối loạn chức năng tuyến giáp, dị tật bẩm sinh,…
Trong trường hợp này, nữ giới rất khó mang thai. Cần phải điều trị lâu dài mới có thể hy vọng có con.
Cân nặng quá khổ
Nhiều người nghĩ rằng vấn đề cân nặng không ảnh hưởng tới chuyện mang thai. Tuy nhiên, thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Nếu chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) của bạn nằm trong khoảng từ 30 – 40 thì được coi là béo phì. Do hoóc môn sinh sản có thể được lưu trữ trong chất béo bên trong cơ thể, nó gây nhầm lẫn khu vực não bộ điều chỉnh buồng trứng của bạn.
Vì vậy, những người thừa cân, béo phì nếu muốn tăng khả năng thụ thai thì hãy lên kế hoạch giảm ngay 5 – 10% trọng lượng cơ thể. Việc giảm cân sẽ tạo thúc đẩy sự rụng trứng và giúp bạn dễ thụ thai hơn.
Tuyến vú kém phát triển
Một trong những dấu hiệu nữa của vô sinh nữ là tuyến vú kém phát triển. Thông thường phụ nữ khi đến tuổi trưởng thành cùng với tác động của yếu tố estrogen trong cơ thể thì vùng ngực sẽ phát triển và dần hoàn thiện. Nếu sau tuổi 18, tuyến vú vẫn chưa phát triển thì rất có thể cơ thể đang thiếu hụt nội tiết estrogen.
Việc thiếu nội tiết tố này khiến buồng trứng kém phát triển và tất nhiên là làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Đâu cần phải "đu trend", chỉ với ba món đồ đơn giản đã có cả vạn ý tưởng mặc đẹp
-
7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ vô sinh nữ giới, nhiều chị em chủ quan bỏ qua, đặc biệt là điều số 1
-
Tắc vòi trứng là gì?
-
Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa, có nguy cơ vô sinh thường có 4 điểm chung khi vệ sinh ‘vùng kín’
-
Tháng nào "rụng dâu" cũng đau bụng quằn quại: Bác sĩ tuyên bố "không thể có con", vạch nguyên nhân nhiều người gặp