Không biết các mẹ có để ý không, chứ riêng mình thấy bây giờ nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh quá. Như đứa bạn thân hồi cấp 3 của mình, vợ chồng cưới nhau 6 năm rồi mà vẫn chưa có tin vui. Đi khám thì cả hai đều có vấn đề, vợ thì nội tiết kém, chồng thì chất lượng không tốt. Nhìn nó mà thương, ngày xưa xinh đẹp nhất trường mà từ khi lấy chồng đến nay nhìn chẳng khác gì que củi, cũng tại ngày đêm lo nghĩ việc con cái.
Rồi ngay trong họ nhà mình có đứa em nhà chú, cưới nhau 9 năm rồi, cũng đi vào Nam ra Bắc làm thụ tinh ống nghiệm, rồi thuốc lá thuốc viên, Đông Tây y đủ cả mà chưa thấy dấu hiệu gì. Nhà buồn lắm, vợ chồng cũng vì thế mà cãi vã, còn định ly hôn nữa cơ.
Theo một thông kê của Bộ Y Tế, tại Việt Nam có tới 7,7% trong tổng số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, tương đương với hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các vấn đề về vô sinh, hiếm muộn, nghe thôi đã thấy sợ rồi. Mà WHO cũng đánh giá, Việt Nam chính là một trong những quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao trên thế giới.
Có bao giờ mọi người thắc mắc, ngày xưa các cụ khổ thế mà cứ đẻ sòn sòn, có cụ còn đẻ mười mấy người con, mà giờ sướng như tiên, chả thiếu gì thì mong mãi không có.
Lý do thực sự là gì? Mình tìm hiểu thì biết việc sinh đẻ hay bị vô sinh nó liên quan rất nhiều đến lối sống mọi người ạ. Có nhiều cặp vợ chồng chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn là đã thụ thai hoàn toàn tự nhiên.
Những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cứ tặc lưỡi nghĩ là không sao nhưng chính nó kéo dài trong 1 thời gian rồi kết hợp với các yếu tố sẽ gây ra hiếm muộn, vô sinh.
Một chuyên gia đầu ngành đã điểm qua 9 lý do phổ biến nhất gây vô sinh, hiếm muộn
Thức khuya sẽ hủy hoại hệ thống sinh sản
Ngày nay giới trẻ thường có thói quen thức khuya làm việc hoặc chơi điện thoại, nhưng nó thực sự rất hại.
Giấc ngủ thất thường không đều là dễ gây vô sinh lắm, cái này khoa học cũng chứng minh rồi các mẹ đừng chủ quan. Những chị nào hay phải làm việc ca đêm thì thường có nguy cơ sảy thai hơn.
Đặc biệt thức khuya lại kèm ăn uống vô tội vạ không khoa học càng dễ gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh.
Dùng nhiều caffein, các loại trà độc hại
Nếu uống quá nhiều caffein (cà phê, trà, nước ngọt) sẽ có nguy cơ gây vô sinh. Uống 1, 2 tách café, hay tách trà thì không sao Nhưng uống quá nhiều cùng 1 lúc sẽ ảnh hưởng tới bệnh vô sinh.
Tuy một tách cà phê hoặc trà không ảnh hưởng đến vô sinh, nhưng nhiều tách cà phê/ ngày sẽ gây hậu quả xấu.
Uống nhiều rượu bia
Phụ nữ mà hay uống rượu bia cũng khiến khả năng mang thai suy giảm.
Lạm dụng thuốc tránh thai
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn. Ngày nay do quan niệm chuyện yêu đương, quan hệ trước hôn nhân quá thoáng nên nhiều phụ nữ trẻ đã dùng quá nhiều thuốc tránh thai. Điều này khiến nội tiết rối loạn, dẫn tới khả năng thụ thai bị ảnh hưởng.
Yêu đương không an toàn
Việc quan hệ không an toàn dễ gây viêm nhiễm hoặc các bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Những bệnh này rõ ràng có thể khiến phụ nữ dễ vô sinh.
Vệ sinh sai cách
Thường lúc tắm các chị sẽ làm thế nào, mình đoán hầu hết sẽ là dùng vòi hoa sen xịt nhẹ vào vùng nhạy cảm. Thế nhưng đừng dại gì mà xối mạnh nước thẳng vào cô nàng của chúng ta nha. Hành động này sẽ khiến vi khuẩn đẩy ngược lên gây viêm phụ khoa.
Cảnh báo sản phẩm tạo mùi thơm
Các sản phẩm có mùi càng thơm như nước xả vải lại càng nguy hiểm. Bởi trong thành phần của nước xả vải là chất phthalates, một hóa chất độc hại có khả năng gây rối loạn chức năng sinh lý của chị em, dẫn tới vô sinh.
Stress kéo dài, tâm lý căng thẳng
Đừng coi thường cảm xúc này của bản thân nhé các mẹ. Nom vậy mà quan trọng lắm đấy, rất dễ gây vô sinh, hiếm muộn chứ không đùa được đâu. Ngoài ra, thiếu ngủ hay thức khuya đều khiến sức khỏe giảm sút một cách nhanh chóng, cơ thể bị kiệt sức, dễ bị trầm cảm, tinh thần không thoải mái, gây ức chế tâm lý.
Bỏ qua thăm khám định kì
Đây là 1 trong những thói quen có thể gây vô sinh ở nữ giới mà nhiều chị em vẫn còn thờ ơ, không quan tâm hoặc điều trị không triệt để gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Thăm khám phụ khoa định kì (2 năm/lần) là việc làm cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời các bất thường của hệ sinh sản.