Bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Căn bệnh này có khả năng lây lan rất mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch bệnh.
Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạch ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi và tình trạng này có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.
Khi mà tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường thở trên hay vùng mũi hầu sẽ tạo ra một lớp màng xám, khi lớp màng này xuất hiện tại vùng thanh quản hay khí quản sẽ gây ra thở rít và tắc nghẽn. Trẻ nhỏ có thể bị chảy máu mũi nếu bị ở mũi, độc tố bạch hầu còn gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong.
Nếu không thể phát hiện và điều trị kịp thời bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận, hệ thần kinh của người nhiễm bệnh, thậm chí là tử vong.
Nguy hiểm hơn, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong tới 3% những người mắc bệnh ngay cả khi điều trị, tỷ lệ cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Đau họng, khó nuốt
Dấu hiệu đầu tiên mà người mắc bệnh bạch hầu thường thấy là cảm giác đau rát và rất khó chịu ở cổ họng. Cảm giác này đôi khi bị nhầm với viêm họng thông thường nhưng thường nặng hơn và kéo dài hơn. Khi nhai nuốt, cơn đau sẽ tăng lên, gây khó khăn trong việc ăn uống và thậm chí là nuốt nước bọt.
Xuất hiện màng giả màu xám
Đây được coi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu. Khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện của một lớp màng giả màu xám trắng trong cổ họng, amidan, hoặc mũi. Lớp màng này được tạo thành từ các tế bào chết, vi khuẩn, và các chất tiết khác.
Lớp màng này dễ lan rộng và dính chặt vào các mô dưới, dễ gây chảy máu. Nếu màng này lan xuống thanh quản hoặc khí quản, nó có thể gây tắc nghẽn đường thở, thở rít, dẫn đến khó thở nghiêm trọng.
Sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết ở cổ (thường là dưới hàm hoặc ở bên cổ) có thể sưng to và trở nên đau đớn. Tình trạng này thường đi kèm với sưng vùng cổ, tạo nên hình dạng giống cổ bò, là một đặc điểm điển hình của bệnh bạch hầu nặng. Sưng hạch có thể làm người bệnh bị cổ cứng và đau khi chạm vào hoặc khi di chuyển đầu.
Sốt và ớn lạnh
Người mắc bệnh bạch hầu thường bị sốt, có thể từ nhẹ (khoảng 38°C) đến cao (trên 39°C). Khi sốt cao thường kèm theo cảm giác ớn lạnh, run rẩy và mệt mỏi. Đây là phản ứng của cơ thể khi cố gắng chống lại nhiễm trùng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không còn sức lực.
Khó thở và ho khan
Khi lớp màng giả lan rộng, nó có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến khó thở. Người bệnh có thể thở nhanh, nông và cảm thấy tức ngực. Ho khan, không có đờm, cũng thường xuất hiện. Nếu tình trạng tắc nghẽn nặng, có thể dẫn đến tình trạng ngạt thở, đòi hỏi can thiệp y tế khẩn cấp.
Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh còn cảm thấy bị khàn tiếng, thở nhanh, chảy mũi. Tuy nhiên cũng có người mắc bệnh mà không có triệu chứng rõ ràng nào cả khi nhiễm khuẩn bạch hầu, những trường hợp này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng và dễ lây lan ra cộng đồng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
2 gia vị phổ biến trong bếp cực tốt cho nam giới, không dùng thật lãng phí
-
4Sai lầm vào buổi sáng cực kỳ hại sức khỏe của bạn
-
3 loại cây cỏ mọc đầy vườn, ít người để ý, nhưng lại là những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt
-
Nghiên cứu mới nhất về nước uống: Nước đun sôi có thực sự tốt hơn nước đóng chai?
-
Bị muỗi đốt, bôi nước bọt có tốt không? 7 mẹo giảm ngứa hiệu quả ít người biết