Bày tỏ biết ơn, nói lời cảm ơn với người kai
Nhiều người ra ngoài đường, hễ ai làm gì cho mình là biết nói lời cảm ơn và xúc động. Nhưng khì về nhà thì luôn coi việc làm của người thân là nghĩa vụ với mình và không trân trọng.
Thái độ biết ơn, cảm động, nói lời cảm ơn với vợ, chồng, con cái chính là cách đơn giản để tăng cảm xúc trong gia đình. Hãy nói với anh ấy, cô ấy lời cảm ơn chân thành, hãy ghi nhớ biết ơn họ trong tâm mình khi họ nấu bữa cơm ngon, khi họ lấy cốc nước, khi họ bóp vai.... Điều đó giúp bạn thấy họ đáng yêu hơn và cũng giúp người thân thấy được trân trọng. Những lời rất đơn giản đó giúp tăng thêm hưng phấn trong gia đình. Sau khi kết hôn nhiều người coi hành động của vợ chồng là hiển nhiên là nghĩa vụ, thậm chí còn so sánh với người khác, còn chê bai. Điều đó khiến cho hôn nhân thêm nặng nề và nghĩa vụ chứ không còn vui vẻ nữa. Vì thế hãy khen ngợi điểm mạnh và trân trọng biết ơn những gì họ làm cho bạn, cho gia đình. Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn trong gia đình mình nhé.
Tận hưởng thời gian chất lượng bên nhau
Thời gian chất lượng có nghĩa là thời gian mà vợ chồng có sự kết nối sâu sắc với nhau, có sự riêng tư và hướng về nhau không bị phân tâm. Hãy chú ý tới thời gian chất lượng này bởi chúng có thể duy trì hạnh phúc cho nhiều ngày sau đó. Do đó nếu gia đình quá ồn ào đông người hãy có những cuộc hẹn riêng với nhau. Vợ chồng hãy tận dụng tốt nhất cho nhau thời gian gần gũi, hẹn hò riêng tư, vuốt ve âu yếm nhau.
Sau kết hôn vợ chồng có thể có nhiều trách nhiệm bận rộn, có sự cản trở bởi con cái người thân. Thế nên nhiều khi vợ chồng xa cách nên chỉ cần thời gian ngắn mà chất lượng bên nhau sẽ làm ghi nhớ sâu sắc về nhau và làm tình cảm vợ chồng vượt qua được mọi trở ngại khác.
Hãy biết xin lỗi và tha thứ cho nhau
Xin lỗi là một lời nói đơn giản nhưng nhiều người không thể nói với vợ chồng mình. Đôi khi biết sai nhưng không chịu xin lỗi mà còn lấp liếm cho qua hoặc dùng một việc khác để làm quên đi. Hãy thẳng thắn đối diện và nói lời xin lỗi, bởi như thế vết thương của người kia sẽ được chữa lành rất nhanh.
Một lời xin lỗi thể hiện sự chân thành và sẽ giúp xóa nhòa nhiều thứ, làm dịu vết thương. Trong đời sống vợ chồng cần biết xin lỗi và tha thứ cho nhau. Tha thứ là một quá trình chuyển đổi liên quan đến việc buông bỏ sự tiêu cực đối với người sai, điều đó thể hiện qua việc bạn quên không nhắc tới chuyện đã qua nữa. Đừng nhắc lại lỗi lầm quá khứ. Khi sai hãy xin lỗi chân thành. Tất nhiên xin lỗi phải đi kèm việc sửa lỗi.
Chấp nhận sự khác biệt của nhau
Không có vợ chồng nào hoàn toàn giống nhau hay đồng thuận trong mọi việc, cùng mọi quan điểm. Thế nên cần học cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Nếu có mâu thuẫn trong quyết định cần có nguyên tắc thống nhất. Đừng bao giờ chế giễu sự khác biệt của nhau. Khi biết quan tâm quan điểm khác của đối phương thì người kia sẽ cảm thấy được quan tâm, gần gũi, giảm cảm giác xung đột. Do đó vợ chồng cần thực sự biết lắng nghe đối phương.
Kiềm chế cảm xúc khi nói chuyện
Nếu nóng giận tốt nhất tránh nhau ra đừng nói gì nữa. Nói khi nóng giận sẽ đẩy cảm xúc lên cao và lộ hết điểm xấu, những điều đó sau này sẽ ghim vào lòng người kia. Do đó học kiểm soát là quan trọng. Trong hôn nhân nên có sự vui vẻ hài hước để cảm xúc nhẹ nhàng hơn. Điều đó có thể giúp xoa dịu căng thẳng co gia đình. Do đó vợ chồng hãy cùng nhau chia sẻ câu chuyện vui, hài hước, học cách hài hước và nói đùa, đừng quá nghiêm khắc.
Hãy học kiểm soát cảm xúc, học cách im lặng khi nóng giận, hoặc tốt nhất lúc đó hãy tách nhau ra, mỗi người một nơi, bình tĩnh rồi hãy nói. Việc quá dễ nổi nóng không kiềm chế được cảm xúc chính là nguồn cơn gây ra đổ vỡ.
Tác giả: An Nhiên
-
Trước khi đặt dấu chấm hết cho một cuộc hôn nhân, hãy trả lời 5 câu hỏi sau đây
-
Có 3 "cây chổi" này trong tay, cuộc đời bạn đảm bảo sẽ được quét sáng
-
Chỉ khi quản lý được 3 thứ này, nửa đời sau của bạn mới có nhiều phúc đức
-
Bớt đi 2 điều này chính là thêm phước lành, may mắn đến với bạn
-
Cha mẹ có cho con bao nhiêu thứ nhưng mắc phải 3 điều này thì thành "công cốc", con lớn lên vẫn bất hiếu