Huyệt Vị Du
Huyệt này nằm ở mặt sau lưng, là điểm nằm phía sau của dạ dày. Việc kích thích nó có thể có tác dụng điều tiết hai chiều đối với dạ dày. Cường độ kích thích phụ thuộc vào sức chịu của cơ thể.
Khi bạn ăn không ngon, tiêu hóa kém, đau thượng vị, viêm dạ dày mãn tính thì có thể ấn huyệt Vị Du trước hoặc sau bữa ăn trong một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng này được cải thiện.
Bạn có thể ấn đồng thời với huyệt Tỳ Vị, thuộc đốt sống thứ 11 có tác dụng bổ tỳ vị, dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
Huyệt Trung Quản
Huyệt này nằm ở đường rãnh thân trước. Trong Đông Y, huyệt Trung Quản à huyệt của kinh lạc dạ dày, tức là nơi khí và huyết dồi dào nhất trong kinh mạch. Nếu tác động vào huyệt này có thể chữa các bệnh về lá lách và dạ dày bởi nó đóng vai trò quan trọng trong điều trị bổ trợ các bệnh về hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, ấn vào huyệt này còn giúp cải thiện sự thèm ăn, đầy hơi, bảo vệ dạ dày và giảm đau, giúp bổ dương khí trong dạ dày, thúc đẩy nhu động tiêu hóa, cải thiện chức năng tiêu hóa, thông đại tiện, khai thông phủ tạng, tiêu trừ thức ăn ứ trệ.
Một điều bạn cần lưu ý khi bấm huyện Trung Quản là chỉ ấn nhẹ nhàng, thời gian tùy theo mức chịu đựng của cơ thể. Có thể kết hợp ấn huyệt Quan Âm, mỗi lần ấn kéo dài 3-5 phút, làm khoảng 3 lần một ngày.
Huyệt Nội Quan
Huyệt này nằm trên cổ tay, cách vài cm so với tâm của nếp gấp ngang cổ tay, nằm giữa các gân của gan bàn tay và gân gấp cổ tay quay.
Không chỉ giúp điều hòa khí, giảm đau, huyệt Nội Quan còn có tác dụng giảm buồn nôn, nôn mửa, phù hợp nhất với những người bị đau dạ dày kèm theo buồn nôn. Bạn có thể bấm huyệt này để giảm đau trong điều trị bệnh đau dạ dày, chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Mỗi lần bấm 3-5 phút, ngày bấm ba lần.
Huyệt Túc Tam Lý
Huyệt này nằm ở vùng trước đầu gối, ấn vào giúp điều trị đại tiện không dứt, khó dứt.
Tiêu chảy mãn tính thường gặp ở người tỳ vị hư yếu và người già. Theo y học cổ truyền Trung Quốc cơ chế bệnh phần lớn là tỳ vị hư yếu, thận dương thiếu hụt.
Huyệt này thuộc Kinh túc Dương Minh Vị, ấn vào chủ yếu chữa đau dạ dày, nôn mửa, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy và kiết lỵ. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tăng cường lá lách và dạ dày, làm ấm thận và hết tiêu chảy.
Huyệt Đại Lăng
Huyệt này nằm ở vị trí giao nhau giữa lòng bàn tay và cánh tay. Khi bẻ cổ tay sẽ xuất hiện một đường ngang trên cổ tay, điểm giữa của đường ngang hoàn chỉnh thứ hai chính là huyệt Đại Lăng.
Đây là điểm gốc của kinh mạch màng tim. Kinh lạc ngoại tâm mạc là “sinh khí tam hợp”, huyệt Đại Lăng là thổ nên có thể giải nhiệt cho tỳ vị, dạ dày, hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng do hỏa vượng.
Muốn tác động huyệt Đại Lăng bạn dùng đầu ngón cái tay trái ấn vào huyệt, vừa ấn vừa xoa sau đó gập duỗi khớp cổ tay phải, giúp kích thích. Để việc ấn huyệt phát huy hết tác dụng bạn nên ấn với cường độ bạn chịu được.
Sau 20-30 giây dần dần thư giãn sau đó nhẹ nhàng xoa lên khu vực cục bộ và lặp lại thao tác trên. Thay đổi luân phiên hai tay trái và phải, ấn mỗi bên huyệt từ 5-10 phút, một đến hai lần mỗi ngày.
Trong trường hợp các triệu chứng đau bụng, khó chịu ở dạ dày kéo dài hoặc cơn đau bất thường thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
7 việc không nên làm ngay sau bữa tối để tránh bị đau dạ dày và mắc các bệnh về đường tiêu hóa
-
Đau dạ dày chữa mãi không khỏi là do đâu?
-
Thà để dạ dày trống rỗng còn hơn ăn những thực phẩm này khi đói, chỉ thêm rước bệnh vào người
-
Ai viêm đau dạ dày và bị HP, cứ mua ngay loại rau củ này về ăn hàng ngày: Lợi ích bất ngờ
-
Ai đau dạ dày, bị HP cứ lấy nắm lá mơ lông làm theo cách này: Vài ngày sau thấy kết quả bất ngờ