5 lý do chính khiến cho ngày càng nhiều người trẻ "Nghĩ đến việc cưới xin mà tôi phát sợ”

( PHUNUTODAY ) - Thực tế là ngày nay một số bạn trẻ quyết định không kết hôn, bởi đối với họ hôn nhân chỉ là một bi kịch, một thảm họa, một điều gì đó đáng sợ… với suy nghĩ rằng: “Hôn nhân là mồ chôn tình yêu!” (Chamfort).

Hẳn chúng ta ai cũng từng bắt gặp những người nói rằng “Tôi chưa sẵn sàng để kết hôn”, “Hôn nhân không dành cho tôi“, “Nghĩ đến việc cưới xin mà tôi phát sợ”. Theo như các nhà tâm lý nhận định thì đây là hội chứng sợ hãi hôn nhân hay còn được gọi là Gamophobia.

Một danh nhân đã nói: “Hôn nhân là con đường đưa ta xuống địa ngục hay dẫn ta vào thiên đàng” (Balzac).

Những ai đã bước vào đời sống hôn nhân gia đình đều có chung một nhận định này là hôn nhân đối với người này có thể là hỏa ngục nhưng với người khác lại là thiên đàng.

Riêng một số người đã trải nghiệm những đắng cay trong đời sống hôn nhân thì đã thốt lên cách bi quan là, “Hôn nhân giống như cái lồng chim, con ở trong thì muốn bay ra, còn con ở ngoài thì muốn bay vào” (Montaigne).

Hay đã than thở rằng: “Cãi lộn chiếm phần lớn đời sống hôn nhân, phần còn lại không có gì đặc sắc” (Thornton Wilder).

Dưới đây là 5 vấn đề cốt lõi khiến giới trẻ ngày nay càng ngày càng sợ kết hôn:

1. Gánh nặng về tài chính

Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý gia đình, kinh tế là một trong những lý do khá nhạy cảm khiến các cặp vợ chồng trẻ thường xuyên cãi vã, thậm chí là đi đến quyết định ly hôn nếu không tìm được tiếng nói chung. Đặc biệt, khi cả hai vợ chồng đều có thu nhập thấp, không đủ để trang trải cuộc sống sẽ dẫn đến tâm lý bất ổn và cáu gắt.

Gánh nặng về tài chính là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu khiến cho giới trẻ giờ đây sợ kết hôn. (Ảnh minh họa)

2. Phụ nữ phải chịu quá nhiều thiệt thòi 

Ở một số quốc gia, phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi khi kết hôn và nam giới phải có nguồn lực tài chính để chi trả cho những thủ tục cưới xin phức tạp. Những yếu tố này cũng được xem là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nỗi sợ phi lý, thái quá về việc kết hôn.

3. Sợ ràng buộc

Lẽ dĩ nhiên kết hôn chính là sự ràng buộc nhau về nhiều mặt. Tuy nhiên, sự ràng buộc này không phải chỉ là chiếc nhẫn cưới về mặt hình thức hay tờ giấy đăng ký kết hôn về mặt pháp lý. Hôn nhân chính là cột mốc cho thấy nhiều sự kết nối hơn về mặt tình cảm và trách nhiệm của cả hai.

4. Sợ tổn thương

Những lần vấp ngã trong tình yêu trước đó có thể khiến bạn luôn tạo một lớp vỏ bọc để tránh bị tổn thương. Đến khi sắp phải tiến tới một cột mốc xa hơn, bạn vẫn chưa thể thoát khỏi được những nỗi sợ trong quá khứ và lo lắng cho tương lai.

Giới trẻ sợ kết hôn (Ảnh minh họa)

5. Từng thất bại trong hôn nhân

Ngày nay, việc ly hôn, ly thân không còn là vấn đề quá xa lạ. Sau một cuộc hôn nhân tan vỡ, cả hai người đều sẽ phải chịu tổn thương về mặt tinh thần. Ngoài ra, chứng kiến những người xung quanh liên tục thất bại trong tình yêu cũng khiến cho nhiều người có suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân. Yếu tố này góp phần thúc đẩy sự phát triển của nỗi sợ vô lý, thái quá về việc gắn kết lâu dài.

Tác giả: Dương Ngọc