Dùng quả nhót
Trong Đông Y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả.
BS Hoàng Xuân Đại (nguyên BS bệnh viện 103) cho biết, quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Liều dùng hằng ngày với quả 8 - 12g (5 - 7 quả khô), lá tươi 20 - 30g, lá và rễ (khô) 12 - 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng.
Quả nhót cũng còn có nhiều công dụng khác như trị ho, nhiều đờm, hen suyễn. Sao vàng lá nhót 16g, lá táo 12g, hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g giã nát tất cả các nguyên liệu trên rồi gói vào miếng vải sạch, cho vào sắc nước. Hoặc lá nhót dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen xuyễn, nhiều đờm với liều 6 -10g mỗi ngày, dưới dạng bột hay thuốc sắc…
Trâm bầu chữa giun đũa
Quả trâm bầu với lá mơ tam thể lượng bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều, thêm bột vào làm bánh, hấp lên, ăn vào sáng sớm lúc đói sẽ giúp bạn “đánh tiêu” giun.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có chứa các hoạt chất có tác dụng loại bỏ các ký sinh trùng như giun, sán vô cùng hiệu quả mà an toàn. Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, hạt bí ngô dùng để trị giun sán có thể dùng theo cách: Người lớn dùng 300g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi dùng 50-70g, 5-7 tuổi dùng 100g, 7-10 tuổi dùng 150g hạt giã nát, thêm nước rồi đun cách thủy trong 2 tiếng. Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói, 2 tiếng sau uống một liều thuốc muối nhẹ (30g magiê sunfat).
Tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50 g, người lớn từ 60 g. Hoặc có thể bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô. Người lớn dùng 100g nhân giã nhỏ, thêm vào 50-100 g mật/si rô/đường và trộn đều rồi ăn hết lúc đói. Trẻ dưới 3 tuổi ăn 30g, 5-7 tuổi ăn 50g, 7-10 tuổi ăn 75g. Nên ăn khi đói để có kết quả tốt nhất.
Quả đu đủ trị giun sán
Có rất nhiều cây, trái cây có khả năng chữa giun sán, nhưng quả đu đủ là loại quả dễ ăn, dễ kiếm…
Với một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với sức khỏe của trẻ.
Để điều trị giun kim, bạn có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc.
Tẩy giun bằng củ tỏi
Tỏi có thể được dùng để trị giun kim. Bạn dùng tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ rồi cho nước sôi để nguội vào hòa với tỉ lệ 1/10, sau đó ngâm tỏi trong nước từ 1-2 giờ đồng hồ.
Tiếp đó, bạn lọc bỏ bã tỏi, lấy nước, cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều. Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.
Tác giả: Mộc
-
Chỉ với 1 củ riềng, đau dạ dày kinh niên cũng KHỎI HẲN sau 3 ngày, người già- trẻ nhỏ đều cần
-
Gọi tên 3 con giáp HÚT CẠN LỘC thần Tài, từ tháng 12 trở đi chỉ cần MỞ MẮT LÀ CÓ TIỀN vào túi
-
Cả đời chẳng lo teo não, giảm trí nhớ, lú lẫn nhờ một nắm lá cây này
-
Bị những bệnh này cứ lấy mật ong, sáp ong chữa là khỏi chẳng cần tốn tiền đi bệnh viện
-
Ăn cà chua: Tiện tay NÉM bỏ hạt vào thùng rác là bạn đã ném đi cả tá công dụng thần kỳ