Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó các nguyên tắc về mức đóng, mức hưởng, chi phí khám chữa bệnh cũng được quy định chặt chẽ.
Như vậy có thể hiểu, bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau, bệnh tật.
Rất nhiều người quan tâm, những đối tượng nào sẽ được hưởng 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh trong năm 2024.
Trên báo Lao Động, vẫn đề này được thông tin cụ thể như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, có 5 trường hợp được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
Nhóm 1
+ Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Cựu chiến binh;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
+ Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
Nhóm 2
Các đối tượng sau được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
+ Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
+ Trẻ em dưới 6 tuổi.
Nhóm 3
Người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh tại tuyến xã.
Nhóm 4
Chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Nhóm 5
Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Tuy nhiên, không áp dụng đối với trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch là thứ mấy, ngày mấy dương lịch năm 2024? Có được nghỉ bù không?
-
Loại quả 'rụng bạt ngàn' ngày xưa nay 'lên đời' thành đặc sản, chị em văn phòng săn lùng với giá 100.000 đồng/kg
-
Muốn biết mức hưởng Bảo hiểm y tế là bao nhiêu: Nhìn ký hiệu này là rõ
-
Điện thoại báo tin vay nợ do CMND/CCCD bị đánh cắp: Làm gấp việc này để xử lí
-
Từ 1/7 tới đây, có 2 ngành được tăng lương đầu tiên và nhiều nhất: Ai cũng cần nắm rõ