5 việc không nên làm 'quá' ở tuổi trung sẽ càng khỏe mạnh, cuộc đời càng thêm ý nghĩa

( PHUNUTODAY ) - Mỗi một độ tuổi trong cuộc đời nên có những mục tiêu riêng, nhất là giai đoạn trung niên, đã đi hết gần nửa cuộc đời nên nhận ra rằng càng buông bỏ bớt thì tâm mình càng khỏe mạnh, cuộc đời càng thênh thang rộng mở ở phía trước.

Dưới đây nhắc nhở chúng ta nhớ về 5 không quá ở tuổi trung niên vì chúng cũng cực kỳ quan trọng, là cách để ta có thể sống trọn vẹn, ý nghĩa nhất cho một kiếp người:

1. Không ăn quá no

Bước sang tuổi trung niên (thường là sau 45 tuổi), các vấn đề liên quan tới sức khỏe bắt đầu xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta đã qua giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời. Thế nên muốn sống lâu, sống khỏe bên gia đình con cái thì càng phải chăm lo cho sức khỏe của bản thân.

Thế nhưng việc quan tâm tới sức khỏe không có nghĩa là uống nhiều thuốc bổ hoặc ăn nhiều đồ ngon, đồ nhiều dưỡng chất mà ngược lại là phải ăn đúng, ăn đủ.  khuyên là chỉ ăn no khoảng 70% để tránh trường hợp quá tải của cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn thông thường không nên quá mặn để phòng tránh một số bệnh về tim mạch, mạch máu não, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Tốt hơn hết là không nên ăn quá nhiều thịt gây khó tiêu, thay vào đó nên tập trung ăn nhiều rau, củ quả có lợi hơn cho sức khỏe. Hạn chế việc uống rượu, hút thuốc vì đó là nguyên nhân gây hại rất lớn cho sức khỏe của chúng ta.

Hơn nữa, quá trình trao đổi chất ở những người tuổi trung niên diễn ra khá chậm, thế nên phải đảm bảo ăn điều độ, có thể chia ra nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no, quá đói.

Ngoài ra, nên ăn chậm hơn và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Theo cách này, dạ dày và não bộ kịp thời "giao tiếp" giúp cơ thể nhận được tín hiệu no, như vậy lượng thực phẩm vào cơ thể sẽ được giảm bớt, giúp giảm tải cho dạ dày.

Hãy có trách nhiệm hơn với sức khỏe của bản thân để hạn chế các vấn đề bệnh tật rất dễ xảy ra trong giai đoạn này.

Ảnh minh họa

2. Không làm việc quá sức

Chúng ta nên biết sức lực của mình và nên giảm áp lực cho những công việc không còn thích hợp ở tuổi này nữa.

Tại thời điểm này trong cuộc sống, nếu bạn là người cực kỳ chăm chỉ, nỗ lực thì bạn bạn đã “cạnh tranh” quá đủ và bạn đã phải trả giá đắt khi đã biến mình thành một thói quen với lối sống luôn căng thẳng quá mức.

Ở tuổi trung niên, bạn còn nhiều việc phải làm phù hợp với bạn hơn vào lúc này đó là để tu dưỡng bản thân. Dù làm việc gì cũng phải đảm bảo bản thân được nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng, sắp xếp thời gian hợp lý, lao động có chừng mực, làm việc quá sức chỉ có hại cho cơ thể mà thôi.

3. Không quá lười biếng

Đừng mơ tưởng về cuộc sống quá nhàn hạ, hãy học cách tìm việc để làm, từ đó cơ thể không suy nhược.

Chỉ trong lao động thì đầu óc của chúng ta mới được phát huy đúng vai trò của nó. Đừng vì mong tuổi trung niên an nhàn rồi chẳng làm gì cả khiến toàn bộ cơ thể trở nên trì trệ, dễ sinh thêm bệnh tật, vậy nên người xưa mới khuyên rằng mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận.

Ở tuổi này, sức lực và cơ thể đều đang xuống dốc, nhưng gánh nặng và phiền não lại cứ ngày càng nặng hơn, nếu không biết cách giải tỏa áp lực một cách hợp lý, thế giới tinh thần sẽ rất dễ sụp đổ chỉ trong tích tắc.

4. Không quá tham lam, ích kỷ

Khi càng lớn tuổi ta càng hiểu rõ rằng tham lam sẽ gánh hậu quả đáng tiếc. Hãy biết buông những thứ cần buông vì thực ra có nắm giữ cũng chẳng được gì vì cuộc sống này ta cũng chỉ là kẻ ở trọ giữa trần gian này mà thôi.

Quá coi trọng tiền bạc sẽ chỉ khiến bạn sống trong bầu không khí buồn phiền và nặng nề, năng lượng tiêu cực tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật.

Tham lam không chỉ ở tiền bạc mà còn ở khía cạnh quá mong cầu một điều gì đó quá mức. Thế nên ở tuổi này cũng đừng suy nghĩ cả ngày về việc con có hiếu thảo, có chăm lo cho mình hay không. Thậm chí đừng nghĩ rằng nếu bạn nuôi dạy con cháu của mình rồi thì chúng phải trả ơn bạn.

Ảnh minh họa

5. Không tức giận quá

Dễ tức giận luôn gây hại cho mọi người bất kể độ tuổi nào. Nhưng đặc biệt, ở tuổi trung niên, lưu lượng máu trong cơ thể không diễn ra tốt như lúc còn trẻ nên khi tức giận sẽ dễ gây ra tình trạng nguy hiểm.

Khi bản thân biết xem nhẹ mọi việc, không quá câu nệ mọi chuyện, khi gặp mâu thuẫn sẽ dễ dàng bỏ qua, sớm tìm lại sự bình thản trong tâm hồn mới là điều nên làm. Đúng là khi tức giận, người ta khó kiềm chế được tính khí, nhưng bạn nên nghĩ ra những cách trút giận phù hợp, không làm tổn thương đến người khác.

Tuy nhiên, ngược lại, cũng không nên cố giữ chặt mọi chuyện trong lòng, hãy biết trải lòng một cách phù hợp vì "Trạng thái u uất sẽ khiến khí lưu đình trệ, khí lưu đình trệ là căn nguyên của mọi bệnh tật."

Tác giả: Dương Ngọc