Tăng áp lực bụng dưới
Nếu như mẹ thấy phần bụng dưới là phần bụng sẽ bị gấp nếp khi ngồi . Nếu thai nhi lộn đầu, mẹ sẽ cảm nhận một áp lực lớn đè lên phần bụng dưới. Đây chính là khoảng thời gian tử cung và ngực của mẹ gia tăng. Bởi lúc này em bé đã đi vào xương chậu của mẹ kiến cho cơ thể của mẹ trở nên mệt mỏi hơn.
Mẹ cảm thấy dễ thở hơn
Khi thai nhi bắt đầu chúc vào xương chậu mẹ bầu sẽ có một cảm giác mình được giải phóng và dễ thở hơn nhiều do thai đã dồn xuống dưới, không còn tạo áp lực lớn lên phổi của mẹ. Giai đoạn này mẹ sẽ thấy phần bụng dưới của mình nặn nề hơn và đi lại có phần khó khăn hơn rất nhiều.
Ăn uống dễ dàng hơn
Bước vào giai đoạn cuối thai kỳ sau khi thai lộn ngược, các mẹ sẽ cảm thấy chuyện ăn uống dễ dàng hơn chứ không giống như trước đó. Điều này là do thai nhi đã không còn gây áp lực lên dạ dày, khiến mẹ có thể tiêu hóa dễ dàng hơn và thậm chí có cảm giác đói nhiều hơn. Nhưng mẹ bầu trước đây vô cùng khó chịu vì chứng ợ nóng thì thời gian này cũng sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu.
Mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn
Vào thời kỳ cuối khi thai nhi đã chui vào vùng xương chậu mẹ sẽ thấy số lần mình đi vệ sinh nhiều hơn so với trước. Trong giai đoạn này mẹ sẽ càng cảm nhận rõ sự phiền toái này vì bàng quang của mẹ đang chịu áp lực cực lớn. Số lần thăm nhà vệ sinh thậm chí còn làm mẹ phát cáu, đặc biệt là vào ban đêm khiến cho nhiều mẹ bầu bị mất ngủ.
Trĩ hoặc táo bón
Vào giai đoạn khi đầu thai nhi chúc xuống cũng là lúc áp lực lên xương chậu và hậu môn tăng cao. Điều này ít nhiều sẽ khiến cho mẹ mệt mỏi với chứng táo bón, trĩ. Nếu mẹ muốn giảm bớt khó chịu, mẹ nên uống nhiều nước và ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ. Thời kỳ này sẽ qua nhanh thôi, khi em bé ra ngoài, những khó chịu này cũng hết sớm.
Đau lưng phần dưới
Vào giai đoạn thai nhi chúc đầu vào khung xương chậu, áp lực cũng đè lên phần lưng dưới của mẹ, gây ra các cơn đau nhói rất khó chịu. Bởi lúc này phần lưng dưới khi mang thai lại là trung tâm chịu ap lực của trọng lượng cơ thể. Đặc biệt là vùng cơ bụng căng khiến mẹ phải dùng lưng để giữ cân bằng cho toàn cơ thể. Mẹ nên giảm đau, mẹ chỉ có thể chịu khó thay đổi tư thế.
Tác giả: Min Min
-
Em bé sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ bầu làm "chuyện ấy"?
-
Cháo cá hồi nên nấu với loại rau gì để tạo thành món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho trẻ?
-
Cách pha nước mắm sả quất thơm ngon đậm đà, ai ăn cũng khen hết lời
-
Những màn bắt quả tang chồng ngoại tình cực "cao tay" chỉ nhờ vào chi tiết nhỏ của các cô vợ gây xôn xao
-
Những loại rau cực giàu canxi và sắt giúp trẻ sáng mắt, cao lớn