6 ''đức'' người xưa để lại: Đọc một lần, cả đời hưởng phúc báo

( PHUNUTODAY ) - Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ, cây không có vỏ thì chẳng thể sinh tồn, người không có thể diện chẳng thể dung thân.

Khẩu đức

Người xưa dạy: Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng. Đời người họa hay phúc đều do cái miệng của mình mà ra. Thế nên làm người thì nhất định phải biết tu dưỡng cái miệng của chính mình. Không nói lời lộng ngữ thị phi, mỗi khi nói ra phải nói trước nói sau.

Ban đức

Cổ nhân dạy: Tay tặng hoa hồng ắt giữ thơm. Vỗ tay cho người khác thì mặt mình tự cũng vui tươi, khích lệ cho người, trí huệ bản thân tự ắt cũng tăng.

Diện đức

Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ, cây không có vỏ thì chẳng thể sinh tồn, người không có thể diện chẳng thể dung thân.

Vẻ diện mạo bề ngoài là tương đối quan trọng, phản ánh tu dưỡng của một người. Người xưa có câu: “Tâm sinh tướng”, bởi vậy, muốn có một diện mạo thoát tục, phi phàm, nhất định phải tu tâm, dưỡng tính.

Tín đức

Từ trước đến nay thì chữ tín luôn là cái vốn để làm người, làm người mà không có chữ tín, không được ai tin tưởng thì thử hỏi có ai yêu quý. Thế nên việc quan trọng chính là chữ tín.

Khiêm đức

Ở đây nói đến cái đức của sự khiêm nhường, cổ nhân xưa nay vẫn luôn cho rằng khiêm nhường chính là một loại mỹ đức thể hiện tinh thần hàm dưỡng tôn quý. Nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần.Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh.

Trọng đức

Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình. Câu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết tôn trọng người khác. Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ, vậy thì ta cũng sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.

Tác giả: Truy Nguyệt