Rau muống
Để trồng rau muống, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành vì cách này vừa dễ chăm vừa nhanh chóng. Sau khi ngắt bỏ hết lá để giúp quá trình tạo rễ cũng như ra lá mới dễ hơn, bạn cần mang cành rau muống vùi sâu trong đất khoảng 5cm và cành bên trên dài từ 10-20cm.
Khi đã giâm cành xong, bạn cần đặt chậu rau muống ở nơi mát mẻ và thường xuyên tưới nước để giữ ẩm. Nhờ vậy mà rau muống sẽ có quá trình sinh trưởng tốt sau vài ngày và cho bạn những bữa ăn ngon sau đó không lâu.
Rau dền
Là một trong những loại rau dễ trồng dễ chăm, bạn có thể dễ dàng “nhân giống" rau dền bằng cách nhặt lá để nấu ăn và giữ lại phần thân còn sót lại. Đầu tiên, cần chọn những cây rau dền thân to, chắc khỏe và ngắt hết lá to. Sau đó cho chúng vào một chiếc cốc sao cho nước cao từ 2 đến 3cm so với gốc cành. Chờ khoảng 10 ngày, rễ của cây rau dền sẽ mọc ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm thân rau dền vào các chậu đất tơi xốp rồi tưới nước hàng ngày. Nhờ vậy mà chỉ cần 20 ngày sau, gia đình bạn sẽ có những bữa ăn ngon miệng từ rau dền tự trồng.
Hành lá
Hành lá là một trong những loại rau gia vị thường xuyên xuất hiện trong gian bếp và bạn có thể dễ dàng dùng gốc để trồng. Để trồng hành lá, bạn nên cắt một khúc dài khoảng 5cm rồi cắm vào đất và cần thường xuyên tưới nước.
Không những vậy, bạn còn có thể trồng trực tiếp trồng hành lá từ gốc trong các cốc nước nhỏ. Sau khi cắm gốc hành vào, bạn nên đặt những cốc này ở nơi nhiều ánh sáng. Tuy nhiên nên tránh ánh sáng trực tiếp và thay nước khoảng 3 lần mỗi tuần. Như vậy sau 1 tuần, gốc hành sẽ phát triển ổn định và bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
Rau lang
Khi giâm cành rau lang, bạn nên chọn những cành chắc khỏe rồi cắm xuống đất với độ nghiêng khoảng 45 độ và lấp chặt gốc. Đặc biệt, bạn nên để lại từ 2 đến 3 đốt và khoảng 3 lá ngọn phía trên để cây mọc nhánh.
Trong trường hợp trồng rau lang để lấy ngọn, lá và cành, bạn nên cắm cách nhau từ 10 đến 15cm. Ngược lại, nếu trồng rau lang đến củ thì cần cắm sao cho cách nhau 20 đến 30 cm. Tiếp đó, bạn có thể tưới nước, bón thêm rơm rạ, phân hữu cơ giữa các luống để giữ ẩm và tạo độ râm mát.
Rau mồng tơi
Bạn có thể dễ dàng trồng rau mồng tơi bằng hạt hoặc giâm cành. Vì thế khi trồng loại rau này, bạn nên chọn những cọng mồng tơi khỏe mạnh, hơi già và có mầm, lá non…
Tiếp đó, mang cành rau mồng tơi cắm xuống đất với khoảng cách 10cm. Ban đầu, cần tưới nước thường xuyên và đặt chậu rau này ở nơi thoáng khí, mát mẻ. Chỉ cần chờ khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch rau mồng tơi và chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Cần tây
Khi trồng cây tây, nhiều người cho rằng chỉ có thể sử dụng hạt để “ươm giống". Thế nhưng trên thực tế, gốc của cây cần tây rất dễ tận dụng để trồng thành các “cây mới". Mặc dù cành của cần tây trồng phương pháp này sẽ nhỏ hơn so với trồng bằng hạt nhưng ưu điểm của chúng là cây nhanh lớn hơn hẳn.
Sau khi mua cần tây về, bạn cần cắt một đoạn dài khoảng 5cm từ rễ lên và cắm vào cốc nước trong 1 tuần. Khi thấy mầm bắt đầu nhú thì mang trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhỏ. Bạn cần thường xuyên tưới nước để có thể thu hoạch được cần tây tươi ngon sau đó khoảng 1 tháng.
Tác giả: Minh Thu
-
Vì sao bàn thờ Thần tài luôn phải đặt sát đất chứ không được ở trên cao?
-
Tuyệt chiêu giúp cây kim tiền nhanh ra hoa, nhiều may mắn, tài lộc
-
Cổ nhân dặn: "Muốn làm giàu phải trồng 4 cây phúc lộc, giúp con cháu thịnh vượng, phát tài", đó là cây gì?
-
3 cách rửa quạt không cần tháo lồng quạt: Phụ nữ cũng làm ngon ơ
-
Tưới chút nước có "mùi hôi" này vào gốc, hoa nhài nở hoa quanh năm, chùm to thơm ngát