Không biết nhà mọi người thế nào, chứ riêng nhà mình thì đỗ đen là thứ không thể thiếu trong mùa hè. Cứ bắt đầu nắng nóng là mình phải rang một mẻ sẵn đấy, hàng ngày cho vào bình hãm một nắm nhỏ, uống cả ngày. Rồi còn nấu chè, có bữa còn ăn chè đỗ đen thay cơm luôn.
Mình cứ nghĩ thực phẩm lành như đỗ đen thì sẽ chẳng có tác dụng phụ gì, cho tới khi đọc được trên mạng những thông tin liên quan tới việc sử dụng đỗ đen sai cách mới giật mình.
Dưới đây là 6 cách sử dụng đỗ đen sai lầm gây hại cho sức khỏe mà ai cũng nên biết
Không nên cho thêm đường
Nước đậu đen tốt cho sức khỏe nhưng khi bạn sử dụng không kèm đường. Nhiều người vì hảo ngọt, cho rằng cho thêm chút đường vào sẽ dễ uống hơn là sai lầm.
Nước đậu đen cho thêm đường mà uống trong thời gian dài dễ gây thừa lượng đường, sinh bệnh tật. Tốt hơn hết, bạn nên uống nước đậu đen nguyên chất, không cho thêm đường.
Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với sữa, ngũ sâm, rau bina...
Uống quá nhiều, uống thay nước lọc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù nước đậu đen lành tính nhưng "cái gì quá cũng không tốt", lạm dụng như uống quá nhiều, uống thay nước lọc sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Việc này không chỉ khiến cơ thể thừa nước mà còn làm giảm khả năng hấp thụ các chất trong cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ.
Uống quá nhiều nước đậu đen trong 1 ngày có thể gây đau bụng, "đi ngoài", suy nhược cơ thể, bủn rủn chân tay… vì đậu đen có tính mát.
Uống chung với sắt, kẽm, canxi
Những ai đang dùng thuốc bổ sung kẽm, canxi, sắt cho cơ thể thì không nên uống nước đậu đen nữa. Nguyên nhân là vì loại nước này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất trên của cơ thể.
Duy trì sai lầm này trong thời gian dài sẽ khiến việc bổ sung chất thành vô dụng, cơ thể thiếu chất, sinh bệnh.
Hạn chế với người già và trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia, hàm lượng protein trong đậu đen rất cao dễ khiến cho người già, trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, đang ốm khó tiêu, gây ra các bệnh đường tiêu hóa, đau bụng, "đi ngoài"...
Ngoài ra, trong đậu đen còn có nhiều phytat - chất gây cản trở việc hấp thụ các khoáng chất (sắt, kẽm, đồng...) khiến cơ thể người già bị thiếu máu, loãng xương, trẻ nhỏ thì suy dinh dưỡng, thấp còi.
Người bệnh đang trong quá trình dùng thuốc
Những ai đang bị bệnh lý phải sử dụng thuốc điều trị thì không nên uống nước đậu đen. Nguyên nhân là vì đậu đen có chứa một số thành phần gây giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Người bệnh thận, cơ thể hàn không nên uống nước đậu đen
Nước đậu đen có thể khiến tình trạng người bị bệnh thận thêm nặng, khó điều trị.
Với những người cơ thể hàn, bị loét tá tràng, dễ tiêu chảy, chân tay lạnh... thì không nên uống nước đậu đen vì cũng sẽ khiến các tình trạng thêm trầm trọng, thậm chí gây ra các bệnh khác.
Tác giả: Thạch Thảo
-
10 loại quả giàu canxi chẳng kém sữa: Giá rẻ bèo mà bổ, đâu cứ phải là những thứ đắt tiền, cao sang
-
Uống cà phê vào sáng sớm không phải tốt nhất, chuyên gia tiết lộ thời điểm lý tưởng, không hại sức khỏe
-
Thải độc gan, thân, bàng quang và tuyến tụy chỉ với một ly nước sả: Cách làm quá đơn giản
-
Bác sĩ nhắc nhở: 4 loại nước uống buổi sáng khi bụng đói chỉ gây hại sức khỏe, giảm tuổi thọ
-
Trẻ ăn cá tốt hơn ăn thịt: 2 loại cá nhiều canxi hơn cả sữa, mẹ cho con ăn để cao lớn vượt trội