1. Mặc định sốt là có hại và không quan tâm đến các triệu chứng khác của trẻ
Trên thực tế, sốt không phải là bệnh mà là phản ứng của cơ thể trước một tác nhân gây bệnh nào đó, và điều này còn có lợi vì có thể làm ức chế sự trưởng thành và sinh sản của một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, sốt lại khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và nó liên quan đến việc gia tăng tốc độ chuyển hóa, tiêu thụ oxy, sản xuất CO2 và nhu cầu của hệ tim mạch – hô hấp.
Nếu ở 1 đứa trẻ bình thường thì những điều này là rất ít hoặc không gây hậu quả gì. Nhưng đối với 1 đứa trẻ đang bị sốc hoặc có bất thường ở tim - phổi thì sự gia tăng nhu cầu này có thể gây bất lợi và bất lợi này nổi trội hơn so với lợi ích miễn dịch thu được từ sốt.
2. Không đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt
Không ít các bậc phụ huynh khi đến khám thường không biết rõ nhiệt độ chính xác của con mà chỉ thường ‘tay chân lạnh còn đầu thì nóng’, hoặc "em sờ vào trán con thấy nóng lắm, không biết nhiệt độ chính xác, đoán khoảng tầm 39-40oC" hoặc "em không đo được vì bé quấy quá”... Tuy nhiên, các chuyên gia khyến cáo rằng, việc đo nhiệt độ sốt là vô cùng quan trọng vì nó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và hạn chế được những xét nghiệm không cần thiết. Vậy nhiệt độ như thế nào thì được gọi là sốt? Cụ thể đó là:
- Nhiệt độ hậu môn, tai ≥ 38.0oC
- Nhiệt độ nách, miệng ≥ 37.5oC
3. Đo nhiệt độ sai cách
Khi bị sốt trẻ thường rất quấy và khóc nên cha mẹ thường chọn cách đo nhiệt độ là dùng dụng cụ đo hồng ngoại, cách đo này thường không mấy khả quan vì dễ sai số do phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đo và chất lượng dụng cụ. Việc đo hồng ngoại chỉ để chẩn đoán bé có sốt hay không chứ không đánh giá chính xác nhiệt độ sốt. Trong khi đó nhiệt độ sốt có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng bệnh chính xác ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tháng. Cách đo chính xác là dùng cây cặp nhiệt độ điện tử
- Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi: Cha mẹ có thể đo nhiệt độ hậu môn, nhiệt độ nách, không đo các cách khác.
- Trẻ trong khoảng từ 2 - 5 tuổi: Cha mẹ có thể hãy đo nhiệt độ hậu môn, đây là lựa chọn ưu tiên, nếu không có thể đo nhiệt độ nách.
- Trẻ trên 5 tuổi: đo nhiệt độ miệng.
4. Dùng thuốc hạ sốt chưa phù hợp
Khi trẻ bị bệnh và sốt cao, cha mẹ thường cảm thấy rất lo lắng vì không biết con mình có bị bệnh gì hay không, liệu có nặng không mà sao sốt cao quá sợ bé bị co giật. Đặc biệt là những trường hợp trẻ đã từng bị co giật sẽ càng khiến cho ba mẹ hoang mang và luôn cố gắng hạ sốt thật nhanh để trẻ khỏi co giật. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, co giật do sốt phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố khác chứ không phải là chuyện sốt cao sẽ gây co giật.
Các yếu tố khác bao gồm: tốc độ tăng thân nhiệt, di truyền, loại virus gây bệnh. Vì thế không phải bé nào sốt cao cũng bị co giật, và uống thuốc hạ sốt trước cũng không có khả năng ngừa được co giật. Điều quan trọng nếu trẻ được chẩn đoán là sốt co giật lành tính thì sẽ không để lại di chứng gây tổn thương não hay động kinh cao. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ là từ 39 độ C.
5. Cứ sốt là phải hạ sốt và dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau hoặc sai liều
Thuốc hạ sốt thông dụng được cho phép sử dụng khá an toàn ở trẻ nhỏ là acetaminophen hay paracetamol, liều dùng là 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ và không quá 5 liều trong 24h Ibuprofen là thuốc hạ sốt có tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài hơn paracetamol, tuy nhiên không được dùng khi bệnh nhân có nguy cơ sốt xuất huyết, bệnh thuỷ đậu… tốt nhất là chỉ nên sử dụng khi có chỉ định bác sĩ. Cha mẹ chú ý không nên kết hợp 2 loại hạ sốt trong một đợt bệnh. Đường uống hay đường toạ dược paracetamol là như nhau, nên đã nhét hậu môn thì không được uống thêm nếu chưa đủ 4-6 giờ.
6. Lau mát tích cực để hạ sốt
Lau mát tích cực chỉ có tác dụng hạ sốt tạm thời, tuy nhiên lại làm bé khó chịu, khóc và giãy giụa sẽ càng làm bé mệt thêm Có thể cho trẻ tắm trong bồn nước ấm đối với những trẻ không dùng được thuốc hạ sốt như dị ứng, ói, hoặc trẻ sốt cao bứt rứt quá mức trong khi chờ đợi thuốc hạ sốt có tác dụng. Việc sử dụng miếng dán hạ sốt, cồn, chà chanh… để giảm sốt là không có hiệu quả
Tác giả: Minh Hằng
-
Hễ ốm sốt là đi “truyền nước": Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm, "đừng để ch.ết vì thiếu hiểu biết"
-
Những lợi ích quý giá của củ dền với sức khỏe con người
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Diễn viên Thu Quỳnh mách mẹ cách chăm con ít ốm bệnh, luôn khỏe mạnh
-
Muốn giảm cân đón Tết thì chớ dại ăn 5 loại thực phẩm này, càng ăn bụng càng ngấn mỡ