1. Nếu bạn lo lắng, chấp nhận điều đó, đừng cố ngăn chặn
Đè nén căng thẳng, lo âu trong thời gian quá dài có thể gây phản tác dụng, không tốt cho sức khỏe.
Marla W. Deibler, bác sĩ tâm lý lâm sàng và giám đốc của Trung tâm Sức khỏe cảm xúc tại khu vực thung lũng Delaware (Mỹ) khẳng định: "Mọi người đều trải qua sự lo lắng. Đó chỉ là phản ứng bình thường với những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc. Thay vì cố gắng đẩy nó đi, thì hãy học cách chấp nhận vì nỗ lực chỉ khiến cơ thể cảm thấy choáng ngợp, khó kiểm soát hơn".
Bằng cách sống chung với nỗi lo lắng trong thời gian dài, dần dần sẽ khiến bạn trở nên tĩnh tâm, suy nghĩ sáng suốt, thấu đáo hơn.
2. Tìm câu trả lời, tại sao bạn lo lắng
Đôi khi trong cuộc sống đầy bộn bề, âu lo, bạn cần những phút giây lắng đọng, nhẹ nhàng để nhìn nhận, kiểm tra lại bản thân.
Bác sĩ Deibler phát biểu: "Hãy kiểm tra xem vì sao sự lo lắng lại xuất hiện trong tâm trí? Và nhớ là đừng tìm cách loại bỏ nó ngay. Rồi khi cảm giác này xuất hiện, bạn có suy nghĩ, cảm giác như thế nào?".
Hiểu được nguồn gốc vấn đề chính là mấu chốt để giải tỏa mọi căng thẳng, lo lắng.
3. Đối mặt với với khó khăn
Dám mạnh dạn đương đầu, đối diện với những khó khăn, thách thức phía trước chính là chìa khóa dẫn lối thành công.
Nếu đang lo lắng về khả năng nói trước đám đông, hãy thực hiện một bài thuyết trình; khi sợ hãi nói chuyện với đồng nghiệp, nên mạnh dạn đến hỏi thăm, cố gắng bắt chuyện, làm quen.
Đẩy bản thân vào những tình huống khó khăn, thách thức sẽ chứng minh bạn có khả năng hoàn thành tốt mọi việc bất chấp sự lo lắng trong tâm trí.
Dám đương đầu, chứ không phải luôn né tránh mọi việc, sẽ giúp tăng sự tự tin, dũng cảm.
4. Hãy chăm sóc bản thân cho tốt
Hãy chăm sóc bản thân thật tốt qua việc điều chỉnh cảm xúc, thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, đều đặn...
Những thói quen này sẽ mang lại cho bạn đời sống tinh thần ngập tràn vui vẻ, hạnh phúc, tăng cường khả năng quản lý, đối phó với căng thẳng, âu lo.
Với những người làm việc năng suất, họ biết rằng 10 phút đầu tiên của ngày mới thật sự sẽ đặt ra mức độ hiệu quả cho thời gian làm việc còn lại của ngày.
5. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi
Bà Deibler lưu ý rằng khi quá căng thẳng, lo lắng thì tốt nhất nên thay đổi không khí, đi du lịch, ngắm cảnh... Bằng cách này, mọi lo âu, phiền muộn sẽ mau chóng biến mất, giúp tinh thần tươi trẻ, khỏe khoắn.
Giữ liên lạc với bạn èNếu quá mệt mỏi, hãy tựa vào bạn bè, nhận sự giúp đỡ từ họ. Sự hỗ trợ từ xã hội rất quan trọng giúp giải tỏa căng thẳng.
Hãy duy trì kết nối với gia đình, bạn bè thật tốt, vì đó có thể là nguồn động lực to lớn về sau.
6. Đừng quên tập thể dục
Tập thể dục là cách tốt nhất để quên đi những muộn phiền lo lắng, nên tham gia vào các bài tập thể dục giúp cơ thể thư giãn, tâm trí thoải mái, ngủ ngon..
Hãy tập hít thở sâu cùng một số động tác cơ bản khác nhằm thả lỏng cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi như: thiền định, yoga...
7. Cố gắng kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực
Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng tâm trí có thể thỉnh thoảng đưa ra những suy nghĩ, quan điểm không thật sự đúng đắn. Đôi khi, bạn không thể tin tưởng hoàn toàn vào chính mình.
Tâm trí, suy nghĩ của chúng ta liên tục kể về các câu chuyện, sau đó phân tích, đánh giá, cho lời khuyên, và rồi lại phê bình.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng, những ý nghĩ này vô ích, không giúp giải quyết vấn đề. Do đó, cần quan sát, suy nghĩ thật kỹ để quyết định, chọn lựa điều gì là đúng đắn nhất.
Trước khi vận động nặng, nên ăn nhẹ bằng các loại thực phẩm như trái cây, ngũ cốc, sữa chua... đồng thời tránh xa thức uống có đường và phụ gia hóa học.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Hãy buông xuống 4 điều này, khi tâm thấy phiền muộn và mệt mỏi
-
Người xưa có câu: “Tài vận đến, 3 thứ bỏ đi”. Vậy 3 thứ cần bỏ đi này là gì?
-
Là con cái nhất định không được làm 4 điều này với cha mẹ, kẻo không sau này bạn sẽ hối hận
-
7 sự thật hài hước và hiển nhiên về phụ nữ mà bạn có thể không ngờ tới
-
Cổ nhân chỉ có 4 chỗ này trong nhà càng lộn xộn gia đình càng hạnh phúc, con cái càng thông minh