Đối với con người, hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một tập hợp phức tạp bao gồm các tế bào bạch cầu, tế bào lympho trong máu, hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách. Hệ miễn dịch có nhiệm vụ chính là chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
Hệ miễn dịch suy yếu, các mầm bệnh có cơ hội tấn công cơ thể. Ngoài việc gây ra các bệnh thông thường, suy giảm hệ miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng, tạo cơ hội cho các tế bảo K phát triển...
Theo Hệ thống Y tế Đại học Pennsylvania, một người có hệ miễn dịch kém thường xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Mức độ căng thẳng tăng cao
Căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến thể chất. Báo cáo của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch bị suy yếu.
Căng thẳng làm giảm các tế bào lympho, các tế bào bạch cầu trong cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng. Mức tế bào lympho càng thấp, bạn càng có nguy cơ cao mắc các bệnh như cảm cúm thông thường.
- Thường xuyên bị cảm lạnh
Một người trong một năm có thể bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi một vài lần là bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị cảm cúm, cảm lạnh là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang gặp khó khăn trong việc chống lại các mầm bệnh.
- Gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa
Thường xuyên gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang yếu đi.
Nghiên cứu cho thấy gần 70% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Các vi khuẩn, vi sinh vật có lợi có tác dụng bảo vệ đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch.
Số lượng các lợi khuẩn giảm xuống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn.
- Vết thương chậm lành
Khi cơ thể bị thương, máu giàu dinh dưỡng sẽ được huy động tới vị trí vết thương để tái tạo da mới, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Quá trình hồi phục này phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch chậm chạp sẽ khiến vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng hơn.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng
Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cơ thể thường xuyên bị nhiễm trùng. Theo Viện Hàn lâm Dị ứng Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ, một số dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch suy yếu gồm:
+ Bị nhiễm trùng tai hơn 4 lần/năm.
+ Bị viêm phổi 2 lần/năm.
+ Bị viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang do vi khuẩn hơn 3 lần/năm.
+ Cần dùng hơn 2 đợt kháng sinh/năm.
Lúc nào cũng cảm thấy cơ thể mệt mỏi
Nếu bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy mệt mỏi, uể oải thì có thể đó là tín hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu.
Khi hệ miễn dịch gặp vấn đề, mức năng lượng trong cơ thể cũng xảy ra vấn đề tương tự. Cơ thể cố gắng tiết kiệm năng lượng để cung cấp cho hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn. Kiểu giảm năng lượng này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
Thường xuyên mất ngủ, thiếu ngủ
Cơ thể con người cần được ngủ đủ giấc để hồi phục năng lượng, cho các tế bào nghỉ ngơi và phục hồi. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ có thể làm giảm đáng kể số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể. Người chỉ ngủ 4 giờ/ngày có thể bị giảm 50% các kháng thể cúm trong máu so với người ngủ 7-8 giờ/ngày.
Tác giả: Thanh Huyền
-
2 loại cá bán đầy ngoài chợ được liệt vào danh sách gây ung thư, người bán không bao giờ ăn
-
Ăn cá hồi mỗi ngày bạn được lợi những gì?
-
7 loại rau giàu canxi hơn cả sữa, riêng loại cuối cùng ít ai ngờ
-
3 loại nước uống buổi sáng là thần dược, uống buổi tối tối hóa độc dược nhớ cho kỹ
-
Phụ nữ trên 40 tuổi nhớ bỏ 3 thứ này vào nước để uống mỗi ngày, thải độc cho cơ thể, xóa nếp nhăn