Nói xấu
Một thiền sư đã từng nói rằng lời nói tốt đẹp có thể giúp đỡ cả người khác lẫn chính bản thân mình, trong khi lời nói xấu lại chỉ mang đến tổn hại. Vì vậy, khi trò chuyện, chúng ta cần chọn lựa lời hay ý đẹp, để mang lại sự ấm lòng cho người khác, như vậy sẽ tích phúc báo. Còn khi nói những lời cay nghiệt, giận dữ hay quát nạt, bạn không chỉ tạo ra sự bất hòa mà còn mang đến bất hạnh cho người khác và chính mình, làm hao mòn âm đức của bản thân.
Người xưa có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng,” cho thấy mỗi lời nói, dù nhỏ, đều có thể để lại kết quả khác nhau. Vì vậy, khi giao tiếp với người khác, hãy chọn lời nói nhẹ nhàng, ấm áp, tránh những lời ác ý. Nếu bạn chỉ nói những lời xấu, sẽ dễ bị người khác xa lánh, và không nhận được kết quả tốt đẹp.
Một thiền sư đã từng nói rằng lời nói tốt đẹp có thể giúp đỡ cả người khác lẫn chính bản thân mình, trong khi lời nói xấu lại chỉ mang đến tổn hại.
Nóng giận
Trong xã hội hiện đại, con người dễ bị căng thẳng và mất bình tĩnh. Một sự việc nhỏ như vô tình giẫm phải giày của ai đó trên tàu điện ngầm có thể khiến họ tức giận, thậm chí là muốn gây gổ. Nếu bạn cũng không thể kiềm chế, có thể dẫn đến một cuộc ẩu đả, làm tổn thương nhiều người. Chỉ có sự thiền định và tự rèn luyện tâm trí mới giúp chúng ta xua tan cơn giận, trở nên hòa nhã hơn.
Nếu không kiểm soát được sự nóng giận, tâm trạng và cảm xúc của bạn sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn tác động tiêu cực đến tương lai và triển vọng của bạn. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bất hạnh trong cuộc sống.
Không coi trọng chữ hiếu
Trong Tăng Quảng Hiền Văn, có câu: “Dương hữu qụy nhũ chi ân, nha hữu phản bộ chi nghĩa,” nghĩa là con dê quỳ xuống để bú mẹ, con quạ tha mồi về nuôi cha mẹ. Loài vật còn biết ơn công sinh thành của cha mẹ, vậy chúng ta, với tư cách là con người, nếu không hiếu thảo với cha mẹ, thì con cái chúng ta cũng sẽ không biết hiếu thảo với chúng ta. Đây là vòng tuần hoàn của đời người. Câu nói: "Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, Ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi" có thể hiểu là người hiếu thuận sẽ sinh ra con hiếu thuận, ngược lại, người bất hiếu sẽ sinh ra những đứa con nghịch tử – đó là chân lý.
Thích gây mâu thuẫn gia đình
Cổ nhân có câu: “Gia hòa vạn sự hưng,” nghĩa là gia đình hòa thuận thì mọi việc sẽ thịnh vượng. Nếu trong một gia đình, mọi người biết tôn trọng, hòa thuận với nhau, thì gia đình đó sẽ luôn hạnh phúc và thịnh vượng.
Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều gia đình lại thường xuyên xảy ra tranh cãi. Vợ chồng cãi nhau vì những vấn đề tài chính, cha mẹ và con cái bất đồng về quan điểm sống, anh chị em tranh chấp về tài sản. Một gia đình như vậy thì làm sao có thể hạnh phúc được?
Cổ nhân có câu: “Gia hòa vạn sự hưng,” nghĩa là gia đình hòa thuận thì mọi việc sẽ thịnh vượng.
Gây rắc rối
Người xưa có câu: “Thủ khẩu như bình, phòng ý như thành, thị phi chỉ vì đa khai khẩu, phiền não giai nhân cưỡng xuất đầu,” có nghĩa là phải giữ lời nói cẩn thận, như cái bình dễ vỡ, bảo vệ suy nghĩ như thành trì, đừng để kẻ thù tấn công. Tất cả những thị phi trong đời thường chỉ bắt nguồn từ việc mở miệng quá nhiều, và những phiền phức trong cuộc sống cũng xuất phát từ đó.
Khi chúng ta nói những điều vô ích hoặc không cần thiết, sẽ chỉ tự đưa mình vào rắc rối. Bạn có thể ăn uống thỏa thích, nhưng đừng nói quá nhiều. Bạn có thể chăm chỉ làm việc, nhưng đừng quá quan tâm đến những việc không liên quan đến mình. Bằng cách bớt nói những điều không cần thiết, bạn sẽ tìm thấy sự tĩnh lặng, để tập trung làm tốt công việc của mình.
Kiêu ngạo và độc đoán
Câu tục ngữ “Phú bất quá tam đại” có nghĩa là một gia đình không thể giữ được sự giàu có qua ba thế hệ. Thế hệ trước có thể giàu có và tích lũy được tài sản, nhưng nếu con cháu không có khả năng "giữ nghề" và luôn tỏ ra kiêu ngạo, thì tài sản sẽ dần dần hao mòn. Điều quan trọng là phải biết khiêm tốn và kiên trì trong công việc. Nếu thiếu những phẩm chất này, nghề nghiệp và tài sản của bạn sẽ nhanh chóng suy giảm.
Lòng tham
Trong "Bảy mối tội đầu", lòng tham được coi là nguyên nhân gốc rễ của nhiều tội lỗi khác, như kiêu ngạo, đố kỵ, giận dữ, lười biếng... Lòng tham sẽ khiến con người làm những điều sai trái, không bao giờ cảm thấy đủ với những gì mình có, và tự đẩy mình vào con đường hủy hoại. Lão Tử từng nói: “Thiểu tư niệm, khứ tham tâm,” nghĩa là giảm bớt tham vọng, tránh xa những ham muốn không cần thiết. Một người không biết đủ sẽ luôn thấy thiếu thốn và sẽ gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Không tin nhân quả
Có câu tục ngữ: “Tâm bỉ thiên cao, mệnh bỉ chỉ bạc,” tức là tâm cao hơn trời, nhưng số phận lại mỏng manh. Những người sống mà không kiêng nể, dùng thủ đoạn để hại người lợi mình, cuối cùng sẽ gặp phải những thất bại lớn, vì họ không có đức trong cuộc sống. Những người lừa gạt và lợi dụng người khác cũng không thể thoát khỏi luật nhân quả.
Nếu bạn là người bình thường nhưng lại muốn có mọi thứ không thuộc về mình, bạn sẽ tự làm hỏng vận mệnh của mình. Lão Tử đã dạy: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ,” nghĩa là người biết đủ sẽ không bao giờ thiếu thốn. Sống một cuộc sống đơn giản, ít tham vọng, là con đường đúng đắn giúp bạn tránh được những tai họa không đáng có và giữ cho bản thân và gia đình luôn hạnh phúc.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Tổ tiên dặn không sai: "3 vị khách quý đến nhà báo hiệu gia đình bạn sắp được trời ban phúc", đó là ai?
-
"Nghèo một lần, giàu một đời" - Con người, chỉ khi nghèo 1 lần, mới nhìn thấu tất cả...
-
Muốn con cả đời hưởng phúc, người mẹ trong gia đình phải làm tốt điều này
-
Đàn ông có đặc điểm này là người đáng tin cậy, nên cưới làm chồng
-
Nếu gặp được 5 người này trong cuộc sống thì chứng tỏ bạn rất may mắn