Bảo hiểm y tế là gì?
BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Tham gia BHYT vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ và quyền lợi của người dân và các cơ quan, tổ chức.
Bảo hiểm y tế được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó các nguyên tắc về mức đóng, mức hưởng, chi phí khám chữa bệnh cũng được quy định chặt chẽ.
Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
Mức hưởng BHYT căn cứ theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia BHYT cùng chi trả.
8 trường hợp dưới đây được chi trả 100% khi sử dụng thẻ BHYT
Theo Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018 thì có 8 trường hợp sau đây sẽ được hưởng BHYT đúng tuyến:
- Người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
- Người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại tuyến xã, tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.
Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh thì được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu thì được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Người tham gia BHYT đang đi công tác, học tập tại địa phương khác nếu bị bệnh thì được khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Tác giả: Min Min
-
Thẻ CCCD gắn chip và 11 thông tin quan trọng người dân cần biết
-
Thẻ BHYT ghi sai thời điểm 5 năm liên tục cần phải làm gì?
-
Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?
-
Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH: Làm gì để được hưởng quyền lợi tối đa?
-
Sẽ cấp sổ đỏ, sổ hồng qua mạng giảm phiền hà cho người dân?