Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
- Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:
- Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Những hành vi sử dụng thẻ căn cước công dân bị phạt nặng
Cụ thể, theo khoản 4 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân giả.
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Mua, bán, thuê, cho thuê giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Mượn, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
4 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng thẻ căn cước
Bên cạnh đó, Theo khoản 7 điều 7 luật CCCD 2014 quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ căn cước công dân
- Chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước công dân của người khác.
- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước công dân.
- Sử dụng thẻ căn cước công dân giả.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ nay: 10 trường hợp miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê, ai cũng nên biết
-
Sang 2024: Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng có bị thu hồi không?
-
6 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế tài sản, nhà đất
-
Ngành nghề hot có thể kiếm 2 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học, đang rất khát nhân lực
-
Kể từ 2024 người dân có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?