Ai là người khiến ta đau khổ?
Tấm thân này do cha mẹ sinh, ta không có quyền chọn nơi sinh ra. Nếu hiểu đoạn đường trần thế thì là như thế nhưng nếu hiểu theo nhân quả thì chúng ta sinh ra vào gia đình này, cha mẹ này cũng chính là do nhân duyên ta gieo trước đó, nghĩa là ta đã chọn. Tại sao có người sinh ra trong nhà giàu, có người không. Bởi thế đừng trách cha mẹ rằng vì ta không có quyền chọn cha mẹ.
Khi lớn lên, ta cũng không thể sống một mình và chịu sự tác động từ môi trường, hoàn cảnh, người thân, bạn bè... Thế nhưng người quyết định cuối cùng quan trọng nhất là chính ta. Những lựa chọn của bản thân, những nỗ lực của bản thân, những nhận thức của bản thân... mới quan trọng nhất để quyết định vận mệnh của một người. Mọi người có thể khuyên nhủ nhưng ta mới chọn, mọi người có thể tác động nhưng ta "đỡ đòn" thế nào mới là do ta. Những người chăm chỉ, tốt bụng, mạnh mẽ và dũng cảm thường sẽ tạo nên cuộc sống phong phú hơn. Còn những người lười biếng hay nghĩ tiêu cực, hẹp hòi ích kỷ, để tâm nhiều tới người khác sẽ chịu khổ.
Bởi thể cổ nhân mới dạy rằng mọi đau khổ là do ta tự chuốc lấy. Những thứ làm cho người ta trở nên bi đát đau khổ là:
Lười lao động
Lười biếng là tật xấu kéo cuộc đời nghèo khó và khổ sở. Bởi vì lười thì không thể tạo ra của cải, tạo ra sản phẩm tốt đẹp, lười thì không có kết quả. Lười biếng sẽ khiến con người không làm được việc gì có giá trị cho mình và cho người khác. Người lười biếng sẽ có nhiều thói quen xấu như trì hoãn, ăn quá nhiều, bỏ lỡ cơ hội và theo thời gian, cuộc sống của họ sẽ trở nên khốn khổ.
Chính vì thế lười biếng và chăm chỉ là hai thái cực đối lập mà ta thường thấy ở người nghèo và người giàu. Người xưa cũng nói câu nhàn cư vi bất thiện nên đừng để cuộc sống nhàn rỗi. Những người chăm chỉ thì không có thời gian cho những than thở.
Luôn cho mình đúng thì nhìn thế giới hạn hẹp và khó chịu
Thế giới đa dạng muôn màu, hiểu biết con người có giới hạn. Nhân gian muôn lối mỗi người một trải nghiệm góc nhìn khác nhau nên không ai có thể thuận theo ta hoàn toàn, hợp ý ta hoàn toàn. Thế nên nếu luôn cho mình đúng thì rất khó hài lòng, rất hay bực mình, khó có thể vui vẻ đề cao ghi nhận người khác. Những người luôn cho mình đúng thì hay bảo thủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác, không dám nhận lỗi nên lúc đầu có thể vượt trội nhưng sau càng lụi tàn vì không theo kịp. Những người bảo thủ, luôn cho mình đúng thì thường mắc sai lầm và khiến người khác tránh xa vì sợ hãi.
Trong đơi sống không ai hoàn hảo, không ai luôn là bạn, không ai mãi là thù. Thế nên người linh hoạt, người dễ dàng tiếp nhận cái mới, người hoạt bát, cởi mở, lắng nghe, mở lòng chấp nhận sự khác biệt sẽ là người dễ dàng thành công hơn.
Để tâm mọi lời thiên hạ
Người không trong cuộc khó hiểu tường tận thế nên người thiên hạ nói gì là họ nhìn theo góc nhìn của họ. Chấp họ chỉ làm mình đau khổ, con họ nói họ quên. Những người để tâm tới lời người khác quá nhiều, xoay chuyển bản thân chỉ vì nghe thiên hạ nói mà không tự soi xét lại chính bản thân mình là người khổ. Để tâm tới lời thiên hạ tức là tự cho thiên hạ cái quyền phán xét và làm khổ mình. Nếu bạn có chính kiến, không sợ dè bỉu không sợ đàm tiếu, không a dua ba phải, bạn kiên định mới chính mình, bạn sẽ không bao giờ khổ vì thiên hạ. Người ta nói không ai có thể làm tổn thương ta nếu ta không cho phép là vì thế.
Bởi thế đến cuối cùng muốn vượt khổ ải thì phải tự ta giác ngộ, tự ta tu rèn, tự ta học hỏi là chính. Người khác chỉ là tương trợ còn vượt qua được không phải do nội lực của chính ta.
Tác giả: An Nhiên
-
Người xưa dạy "Vợ chồng tương kính như tân", nghĩa là sao? Phải chăng đó là bí kíp ông bà ta không ly hôn?
-
Người thông minh luôn tin vào 2 chữ này, kẻ dốt thì quá xem thường
-
Đời người bạn đừng để thiếu “5 bận, 1 nhàn” để bạn được trải nghiệm những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống
-
4 kiểu người giàu có: Bạn xem mình có phải người đó không?
-
Người khôn ngoan trước 3 chuyện này đều dửng dưng như không biết, cứ im lặng, phúc lộc sẽ đến nhà