Dùng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip bị phạt đến 500.000 đồng
Khi công dân đổi CMND sang CCCD gắn chip, CMND cũ sẽ không còn giá trị sử dụng kể từ ngày người dân nhận được CCCD gắn chip. Khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính, nếu người dân vẫn cố tình sử dụng CMND cũ thì có thể bị phạt hành chính vì lỗi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2021, đối với hành vi này, mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Người dùng có thể vướng vào các rủi ro pháp lý
Khi công dân làm CCCD gắn chip mới, CMND/CCCD cũ sẽ hết giá trị sử dụng. Số CMND và CCCD gắn chip cũng là hai số hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng có thể vướng vào các rủi ro pháp lý về sau.
Đơn cử như trường hợp hợp đồng đã ký sẽ bị vô hiệu do một trong các bên ký hợp đồng sử dụng CMND hết hiệu lực; gặp rắc rối khi không may xảy ra tranh chấp nhưng văn bản thỏa thuận lại không được công nhận do một bên sử dụng CMND hết hạn.
Chính vì thế, sau khi được cấp CCCD mới, người dân chỉ nên dùng duy nhất thẻ này trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm báo thống nhất thông tin, tránh rủi ro, tranh chấp về sau. Thẻ CCCD gắn chip đã được tích hợp tất cả các thông tin về nhân thân cũng như số CMND cũ nên người dân có thể yên tâm sử dụng.
Một số giấy tờ cần sửa đổi, cập nhật khi đổi CMND sang CCCD
+ Thông tin tài khoản ngân hàng
Trong quá trình thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn hạn. Do đó, khi đã đổi CMND sang CCCD gắn chip, người dân cần cập ngay nhật số CCCD mới với ngân hàng.
Việc cập nhật thông tin tại ngân hàng được thực hiện khá đơn giản. Người dân chỉ cần mang theo giấy xác nhận số CMND 9 số hoặc CMND cũ, thẻ CCCD mới đến ngân hàng nơi mình mở tài khoản. Nhân viên giao dịch sẽ cung cấp một tờ khai, khách hàng điền đầy đủ thông tin được yêu cầu vào đó là sẽ được giải quyết.
+ Thông tin sổ đỏ
Điểm a, khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014 của Bộ Tài nguyên mà Môi trường (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, Điều 6 Thông tư 33/2017) quy định về việc thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận. Thông tin ghi trên giấy chứng nhận bao gồm: Cá nhân trong nước thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.
Việc thay đổi số CMND/CCCD không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất và không bắt buộc người sử dụng đất phải cập nhật thay đổi. Tuy nhiên, để tránh gặp rủi ro trong các giao dịch mua bán sau này, người dân có thể cân nhắc việc đổi lại thông tin cho khớp với số thẻ CCCD gắn chip.
+ Thông tin sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) không thể hiện trực tiếp thông tin số CMND/CCCD và công dân không bắt buộc phải làm thủ tục đổi sổ BHXH, thẻ BHYT mới khi đổi từ CMND 9 số qua thẻ CCCD gắn chip 12 số.
Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục liên quan như tra cứu quá trình tham gia BHXH, hạn sử dụng BHYT… thì công dân cần cập nhật thông tin hồ sơ BHXH, thẻ BHYT.
+ Thông tin đăng ký thuế
Điều 36 Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế (bao gồm thông tin về số CMND, CCCD) thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Do đó, khi đổi từ CMND cũ sang CCCD gắn chip, người dân cần thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế.
4 bước làm căn cước công dân
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.
Đối với trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắp chip.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip
Đối với trường hợp tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip thì Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân gắn chip cho công dân kiểm tra, ký tên.
Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Bước 4: Trả kết quả
Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).
Làm căn cước công dân ở đâu?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định nơi làm căn cước công dân như sau:
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Như vậy, công dân có thể làm căn cước công dân ở nơi thường trú hoặc tạm trú.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 dấu hiệu nhận biết điện thoại có bị nghe trộm không
-
Thời hạn cuối cùng bắt buộc người dân phải đi làm CCCD gắn chip, nếu không muốn thiệt thòi
-
5 ngành nghề luôn khát nhân lực: Sinh viên ra trường lương cao, chẳng lo tìm việc
-
Chế độ đặc biệt cho người lao động thôi việc do tinh giản biên chế, hưởng từ sau 20/7/2023
-
Quên không mang thẻ BHYT khi khám chữa bệnh, có 3 cách thay thế mà vẫn hưởng trọn quyền lợi