Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp đối với mỗi con người. Người ta vẫn nói:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
ngụ ý rằng tình yêu ba mẹ dành cho con là hiên ngang và không thể nào đong đếm. Nếu mẹ là người chăm chút cho con từng bữa ăn, giấc ngủ thì ba là người nâng bước con, truyền cho con ý chí, nghị lực, niềm tin và kinh nghiệm để con vững bước vào đời. Ba cũng là người dang rộng vòng tay đón con trở về mỗi khi con vấp ngã, dìu dắt và chở che cho con mỗi khi con chùn chân mỏi gối.
Tôi là một đứa trẻ thiếu may mắn khi sinh ra trong một gia đình nghèo, lại mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, nhưng tôi may mắn có được một người ba cực kỳ tuyệt vời.
Mẹ tôi mất sớm, nhà chỉ còn 3 bố con, tôi học lớp 7 còn em trai tôi vừa lên lớp 4. Nhà tôi nghèo lắm, nhất là từ khi mẹ đổ bệnh, tiền chạy chữa, thuốc thang, rồi sau đám tang của mẹ, kinh tế gần như khánh kiệt. Ba nuôi chúng tôi vô cùng cực khổ, nhiều lúc cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc... thế nhưng ba vẫn không bỏ cuộc. Ba dạy chúng tôi cũng phải biết vượt lên hoàn cảnh.
Nhiều năm trôi qua, tôi tốt nghiệp đại học, đi làm, mua được nhà, nhưng càng kiếm được nhiều tiền thì thời gian tôi dành cho ba ngày càng ít đi, lúc này ba tôi đã già, tóc bạc và lưng còng gập. Tôi cứ cuồng quay với công việc mà không để ý những dấu hiệu tuổi già của ba.
Cho đến một ngày tôi trở về và phát hiện ba bị ngã, đưa ba đi viện, bác sĩ nói ba tôi đột quỵ, sau khi ông ra viện, cần đỡ ông tập đi, nếu không sẽ bị liệt nửa người. Từ dạo đó, tôi trở thành đôi chân của ba, dìu ông đi từng bước, từng bước. Đến cuối vẫn là ba dạy cho tôi về bài học không được bỏ cuộc dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
"Hiếu" với ba mẹ là đạo nghĩa lâu đời mà bất cứ ai cũng phải trân trọng và thực hiện. Bởi công cha nghĩa mẹ là vô cùng lớn, công sinh thành, giáo dưỡng của ba mẹ là không bao giờ có thể phủ nhận. Mẹ chín tháng mười ngày thai nghén, tay bồng tay bế, đêm hôm chăm chút cho con... Còn ba, dù chẳng ân cần bên con nhiều như mẹ, nhưng cha quan tâm con bằng hành động, ba bôn ba mưu sinh cuộc sống cũng là để con lớn lên đủ đầy, sung túc, bằng bạn bằng bè. Cả cuộc đời ba mẹ chẳng dám mong gì cao sang, chỉ mong con trưởng thành, vững vàng và biết sống có tình có nghĩa, như thế ba mẹ dù có hi sinh nhiều hơn nữa cũng thấy mãn nguyện vô cùng.
Phận làm con, phải đặt chữ hiếu lên làm trọng. Suốt đời phải ghi nhớ công ơn của ba mẹ, yêu thương, kính trọng và phụng dưỡng ba mẹ khi về già. Có hiếu với ba mẹ qua lời ăn tiếng nói và việc làm cụ thể, phấn đấu trong học hành, công việc để trở thành người có ích, làm rạng danh gia đình, dòng họ, sống chan hòa, yêu thương anh chị em. Thờ mẹ kính cha là đạo lý thiêng liêng mà con người mãi mãi phải răn mình. Đây không đơn thuần chỉ là trách nhiệm hay nghĩa vụ, mà nó còn là cái gốc, là cốt cách làm người.
Bàn về cách chăm sóc ba mẹ, thực hiện chữ “hiếu”, mỗi người, mỗi nơi lại có một quan niệm khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là sự chăm sóc, phụng dưỡng khi ba mẹ về già, ốm đau, bệnh tật… Ta có thể “tham khảo” cách chăm sóc ba mẹ của người Nhật, đây được coi là “kiểu mẫu” trong các phương pháp chăm sóc người già trên thế giới hiện nay.
Ở Nhật Bản, dù tuổi cao sức yếu nhưng ba mẹ vẫn được khuyến khích tự chủ trong cuộc sống. Họ ít khi ngồi một chỗ, thuê người chăm sóc hay phụ thuộc vào người khác mà thường cố gắng tự làm. Trường hợp không còn đi lại được, họ được hỗ trợ để tập tự xúc ăn, tự đi vệ sinh. Khi đi vệ sinh, người cao tuổi được dìu vào nhà vệ sinh để cải thiện khả năng đi lại thay vì tiểu hoàn toàn trên tã giấy, và được khuyến khích mặc tã quần để giảm cảm giác ốm yếu. Người chăm sóc có thể giúp mặc tã, nhưng người lớn tuổi được khuyến khích tự mình kéo lên kéo xuống miếng tã quần càng nhiều càng tốt. Việc tự chủ trong vệ sinh như vậy có ý nghĩa quan trọng như một dấu hiệu chứng tỏ họ vẫn còn có khả năng tự chăm sóc bản thân mình, cũng là một phương thức tâm lý giúp họ tự tin hơn, từng bước cải thiện sức khỏe.
Tâm lý chung, ba mẹ già yếu thường có mặc cảm rằng mình đang là gánh nặng khi phải để con cái chăm sóc nên thường có tâm trạng buồn bực, tự ti và dần mất đi động lực vui sống. Do đó, người chăm sóc được khuyến khích thường xuyên trò chuyện, gần gũi và động viên người cao tuổi trở nên lạc quan về khả năng hồi phục.
Cuộc sống ngày càng bận rộn, xô bồ, đôi khi người ta quên mất những giá trị quan trọng trong cuộc đời. Phận làm con, dù có thế nào cũng đừng quên nghĩa vụ của mình, dù ba mẹ có ốm đau, bệnh tật phải nằm một chỗ cũng hãy kiên nhẫn với ba mẹ, yêu thương ba mẹ, tân tậm với ba mẹ nhiều hơn nữa, có như thế chữ “hiếu” mới thật sự vẹn tròn.
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm bất diệt và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Không có ai lớn lên, trưởng thành, nên người mà không bàn tay mẹ lo cơm cháo sớm hôm, không có bàn tay ba nâng niu, dìu dắt. Mẹ lúc nào cũng quấn quýt bên con, nhỏ to tâm sự, còn ba, ba chẳng nói nhiều, chỉ biểu lộ bằng hành động, có thể nói tình ba vừa thâm trầm vừa êm ả, vừa im lặng nhưng cũng rất sục sôi. Phận làm con nhất định phải lấy chữ “Hiếu” làm đầu, “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu/ Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”. Vì thế, phải ghi lòng tạc dạ những điều sau: - Cung kính, vâng lời, yêu thương cha me - Có trách nhiệm quan tâm, phụng dưỡng nhiệt tình cha mẹ khi cha mẹ già yếu - Sống có đạo đức, giữ gìn truyền thống gia đình - Anh chị em hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau - Phấn đấu tu dưỡng bản thân, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. |
Tác giả: M
-
Phụ nữ muốn sung sướng, chớ "dại" mà lấy những kiểu đàn ông này làm chồng!
-
Phụ nữ muốn sung sướng thì phải nhớ: Dẫu may mắn có người chồng tốt, nhất định vẫn phải trưởng thành!
-
12 con giáp mặc áo màu gì vào mùng 1 Tết để cả năm giàu sang, tài lộc rủng rỉnh
-
Vợ làm như thế này chẳng khác gì tự đẩy chồng vào tay người đàn bà khác
-
Bị hổ rượt, chàng trai bám vào cành cây sắp gãy cầu cứu Phật, Đức Phật nói: "Con hãy buông tay"!