Đạo
Đạo chính là quy luật của vũ trụ, là cảnh giới cao nhất và là nơi quy túc chung nhất của các học phái, học thuyết. Vô luận là học thuyết, tôn giáo chính giáo, tín ngưỡng nào thì nội dung cốt lõi cũng là dạy con người hướng thiện, mục đích đều dạy con người tuân theo quy luật của vũ trụ, đạt đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ. Nếu không làm được điều đó thì không phải là chính giáo.
Cổ nhân cho rằng, vũ trụ là một thể sinh mệnh, Đạo là ngọn nguồn của vạn vật, là vĩnh hằng bất biến. Vạn vật, con người muốn tồn tại lâu dài thì đạo lý của con người phải phù hợp với đạo của Trời, lòng người phải hợp với ý trời, tức là điều cổ nhân gọi Thiên Nhân hợp nhất.
Chỉ có trời đất là mẹ của vạn vật, chỉ có con người là anh linh của vạn vật.
Tín ngưỡng
Các chính giáo xưa đều cho rằng Thượng Thiên là chúa tể của hết thảy, con người phải tín ngưỡng thành kính. Con người không thể mất đi tín ngưỡng, nếu không con người sẽ không thể tìm thấy nơi quy túc của tâm linh nữa. Mất đi tín ngưỡng chính là mất đi giá trị và ý nghĩa nhân sinh. Tín ngưỡng là sự tôn trọng và tín phục cực độ đối với chân lý vũ trụ, cũng lấy chân lý đó làm chuẩn tắc của hành động. Dù ở hoàn cảnh nào, thời điểm nào thì cũng có thể chung thủy bảo trì tín niệm một cách kiên định.
Con người sống trong xã hội, nếu bị lợi ích vật chất mê hoặc, mất đi ngộ tính và sẽ lâm vào trạng thái mê. Họ chỉ tin tưởng vào sự hưởng thụ vật chất, không tin ở tương lai, không có sự tỉnh giác của riêng bản thân, không có tiêu chuẩn giá trị và đối tượng để kính sợ, không có sự ràng buộc tâm linh, cho nên liền muốn làm gì thì làm, cuối cùng họ đánh mất đi chuẩn mực đạo đức.
Pháp luật chỉ có thể ước chế được hành vi bên ngoài, không thể khiến con người có tín phục và kính sợ ở trong tâm. Ở vào thời điểm khác không nhìn thấy, họ lại có thể làm những việc phạm pháp, vi phạm đạo đức.
Còn đạo đức chính là tâm pháp để câu thúc con người, tất cả các chính giáo thông qua việc thức tỉnh lương tri của mọi người, giúp mọi người nhận thức chính xác được chân nghĩa của đời người, của sinh mệnh, thậm chí ý nghĩa của toàn vũ trụ, đạt tới ý thức đạo đức tự giác một cách cao độ.
Đạo đức giúp mọi người từ trong công danh, lợi lộc, tham dục siêu thoát ra ngoài, cố gắng hoàn thiện đao đức, khiến sinh mệnh bản thân có được tương lai thật tốt đẹp.
Văn hóa
Văn hóa là tải thể của tinh thần dân tộc. Tín ngưỡng và văn hóa là không thể tách rời. Cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một hệ tư tưởng chung nhất là Thượng Thiên ban cho con người đức tính. Chính là điều mà nho gia gọi là bản tính của con người.
Nho gia đề cao nhân, lễ, khiêm tốn cung kính, chú trọng việc giữ gìn đạo đức, lễ nghi và trật tự trong xã hội. Con người có thể thông qua tu thân mà đạt được cảnh giới thánh hiền.
Đạo gia cũng đề cao việc con người phải tu chân dưỡng tính, phản bổn quy chân, thanh tâm quả dục, xem nhẹ danh lợi, mới có thể làm được “tĩnh tâm sinh trí tuệ”, cuối cùng tu thành chân nhân.
Phật gia cũng cho rằng mỗi người đều có phật tính, bởi vì sống trong xã hội vật chất mà mê lạc mất phật tính, thông qua tu luyện, không ngừng đề cao tâm tính mà có thể tu thành bậc giác giả, đạt được thiện quả.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Phụ nữ tuổi 30: 2 nơi không nhìn, 3 chuyện không quản và 4 thứ phải tỉnh ngộ
-
Cổ nhân nói: “Đàn ông nhìn eo, đàn bà nhìn chân” nghĩa là gì?
-
Đàn ông IQ cao chọn vợ dựa vào 5 đặc điểm này, càng nhỏ, càng viên mãn
-
Ngoài nhu cầu thể xác, đàn bà cần đàn ông nhất trong 3 thời điểm này, đó mới là tình yêu chân thành
-
Nếu một người đàn bà hỏi mượn bạn cái này dù thân thiết đến mấy cũng nên từ chối