Nguyên nhân
Say nắng:
Khi lao động dưới trời nắng.
Ở quá lâu dưới trời nắng.
Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào vùng đầu, gáy, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị tổn thương làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, mất nước cấp gây nên tổn thương thần kinh có thể hồi phục hoặc không hồi phục.
Say nóng:
Phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.
Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nóng bức.
Hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ.
Sự thải nhiệt bị cản trở (mặc quần áo không thấm mồ hôi, độ ẩm quá cao).
Biểu hiện của say nắng, say nóng
Ngất xỉu thường có đầu tiên.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Đau nhói đầu.
Chóng mặt, hoa mắt và choáng váng.
Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
Da đỏ, nóng và khô.
Thường nhiệt độ > 37 độ C.
Yếu cơ hoặc chuột rút.
Buồn nôn và nôn.
Nhịp tim nhanh, mạch nhanh.
Thở nhanh và nông.
Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt.
Co giật.
Hôn mê.
Cách sơ cứu:
Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn (Phòng khám Sản phụ khoa Thịnh An, Hà Nội) cho biết : “Phụ nữ mang thai bị say nắng, say nóng nếu không cấp cứu kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Cơ thể người phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn, thân nhiệt cũng cao hơn so với người bình thường. Nên khi bị say nắng, say nóng thường sẽ bị nặng hơn những người không mang thai và tính chất nguy hiểm cũng tăng lên.
Vì thế, khi thai phụ bị say nắng hay say nóng đầu tiên cần làm giảm thân nhiệt cho thai phụ bằng cách đưa ngay vào chỗ thoáng mát, dùng quạt mát.
Tiếp đó, đặt thai phụ nằm ngửa (lưu ý chỉ khi thai còn bé), khi bụng thai phụ đã to thì cần để thai phụ nằm nghiêng về bên trái vì nếu lúc này đặt thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm thai phụ khó thở hơn vì bị thai nhi chèn ép, sau đó gác chân lên cao.
Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc...
Dùng khăn hay quần áo thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho thai phụ, nhất là ở cổ, nách, háng.
Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay thai phụ đến bệnh viện nơi gần nhất để các bác sĩ xử trí chứ không nên để thai phụ ở nhà, mặc dù thai phụ đã có dấu hiệu tỉnh lại nhưng vẫn cần theo dõi và cần chăm sóc y tế cho đến khi cả thai phụ và thai nhi hoàn toàn trở lại bình thường”.
Lời khuyên của thầy thuốc
Không làm việc quá lâu hoặc đi lại hoặc chơi thể thao trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Sau mỗi một giờ làm việc ngoài trời nắng nóng hoặc trong hầm lò, nhà máy nên nghỉ giải lao khoảng 1 - 15 phút. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, đi lại, làm việc ngoài trời nắng như: quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… (nên dùng áo cotton dài tay giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể được mát mẻ và nên mặc quần áo sáng màu để cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất). Cần mang theo đủ nước uống trước khi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng để bù nước kịp thời
Tác giả: Huyền Mai